Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

con người và thiên nhiên

Trong một xã hội như ở Việt Nam không có chỗ cho cái gọi là các nhà báo, blog lên tiếng cho dù có nói đúng và được nhiều người trên cộng đồng mạng hưởng ứng .
Kim Dung cũng vậy, Bọ Lập... và nhiều người khác có kêu gào khản cổ chỉ trích thoải mái cũng như rứa vậy thôi.
Miền trung của chúng ta năm nào cũng có bão, lũ nên việc bị lũ quét với cường độ mạnh như năm nay rất nhiều người chết và bị thương, của cải hoa màu bị tàn phá gần như nguời dân mất sạch, có rất nhiều nguyên nhân nhưng tựu trung đó là sự trả giá của thái độ con người ứng xử với thiên nhiên, cách đây nhiều năm những cánh rừng đầu nguồn phòng hộ, bị lâm tặc đốn không thương tiếc và cho đến nay lại thêm căn bệnh thủy điện đang là cao trào của các tỉnh miền trung, rừng lại càng bị tàn phá nhiều hơn.
Chả trách thiên nhiên càng càng ngày càng hung dữ và khốc liệt. Cá nhân em cho rằng năm sau và những năm sau nữa chúng ta còn phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của thiên nhiên của thiên còn khủng khiếp hơn nữa.
Khi còn sống Nhà dân tộc học Từ Chi đã nhiều lần cảnh báo miền trung, Tây Nguyên khi mà rừng không còn nữa, thì Thần, Giàng cũng không còn linh thiêng và tín ngưỡng khác đã xuất hiện, ở đây em không lạm bàn về điều này hẹn vào dịp khác.
Tóm lại con người ngày nay không muốn chế ngự thiên nhiên mà chỉ muốn tàn phá thiên nhiên để mưu cầu lợi ích riêng cho mình vì vậy hậu quả tất yếu là cộng đồng phải gánh chịu.

2 nhận xét:

  1. Vấn đề là người miền Trung giàu kiến thức để làm cách mạng tại sao lại nghèo kiến thức tự bảo vệ mình như vậy.

    Việc xót thương hay thương hại chẳng qua là một hình thức kỳ thị mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. @lý Toét Em chưa bao giờ có ý nghĩ kì thị ai cả, mà em chỉ xót xa thái độ của con người ứng xử với thiên nhiên nơi đây, và họ đang phải trả giá cho cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

    Trả lờiXóa