Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

trái cấm trên vườn địa đàng

Trái cấm bauxit ở tây nguyên và chiếc máy cái Vinasin đã đi không đúng như dự định, và định hướng dư luận của các quan của Việt Nam, bauxit thì làm dân trí thức nổi đóa lên đòi sống chết với nó, cơ hồ như sắp xảy ra một cuộc chiến truyền thông giữa nhân dân và các quan của TKV, Bộ công thương.
Nhưng nhãn tiến cái đơn kiến nghị đợt này của một bộ phận trí thức, đã làm vô hiệu hóa cái quyết định oái oăm của chính phủ nhằm bịt miệng những người định khiếu kiện đông người,vì chưa đưa vào thực thi thì nó gặp ngay cái đám người phản đổi khai thác bauxit ở Tây nguyên, mà đám này to quá lên các quan đâm ra lo là phải, và họ còn được minh chứng bằng cái bãi bùn đỏ đang hoành hành ở Hung-ga-ri lên các quan của Việt nam đâm ra buồn Như bác Lê Quang Dương đã tâm sự trên diễn đàn VR500, nếu dự án khai thác bauxit ở Tây nguyên bị dừng lại, cá nhân em cho rằng rất mong nhiều quan buồn để cho gần 90 triệu dânViệt Nam vui là bác có công với cách mạng rồi, và em sẽ bầu cho bác một phiếu để bác tiến xa trên con đường hoạn nộ của mình.
Trong gần 6 năm Vinasin lên tập một cái tên đình đám được các bác quan to, cao cấp che trở, độ lượng bơm tiền thuế của nhân dân lên tới cỡ ngót nghét 100 nghìn tỷ đồng để hoạt động, giả như số tiền đó vào tay một bác nông dân bất kì đưa nó vào tiết kiệm cũng sinh lời và giảm cho kinh tế việt đỡ thụt lùi cỡ khoảng 2 năm, nhưng tại sao vậy các quan của chình phủ trải qua ngót nghét 10 cuộc thanh tra lớn nhỏ nhưng chả phát hiện được sai phạm nào tài thật, một blogger vừa ho he nói xấu cán bộ trung kiên của Bộ công An thì lập tức một vài vị tướng công an bắt ngay, em phải công nhận các bác công an tài thật chỉ bắt được vụ nhỏ còn các Vụ cỡ như Vinasin, đó là trái cấm trên vườn địa đàng của các quan cấp cao lên các bác chả dám ra tay, mà nếu có thì cũng bị chặt ngay, vì nó đang là cỗ máy cái nhưng động cơ chính không hoạt động, lên đáng khen cho các bác chỉ bắt dân đen không bắt quan được.
Vì vậy em rất tâm đắc với câu nói của một bác quan của quốc hội nói rằng Vina sin phá sản theo kiểu Việt nam, vì vậy trên con đường tìm kiếm một nền dân chủ thực sự cho xã hội Việt Nam hiện nay kể cũng khó lắm thay.

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Chê tiệc quốc gia

Một viên chức ngoại giao của Philipines cô Mai Mislang đã viết trên trang mạng xã hội Twitter "Rượu dở ẹc" sau bữa tiệc do Chủ tịch nước Việt Nam khoản đãi phái đoàn Philippines. Nghe ra cô  này có vẻ nói đúng nhưng theo thông lệ ngoại giao thì không thể chấp nhận được Vậy là đã rõ công tác phục vụ cho bữa tiệc được gọi là quốc  yến này có vấn đề, các bác quan thân mến các bác đang  tiêu tiền thuế nhân dân để chiêu đãi nguyên thủ quốc gia các nước, có lẽ đây là một sự cố ngoại giao mà chúng ta hết sức lưu tâm, nều  không chúng ta cũng chẳng thu được kết quả gì, mà lại còn mang tiếng là không hiếu khách, mặc dù ngay lập tức cô này đã nói lời xin lỗi trên trang Facebook của mình, nhưng đó là một lần lấy quốc thể của Việt nam ra làm trò đùa, thật hết biết.
Phải chăng đồ uống giả đã lọt vào buổi tiệc chiêu đãi này, nếu thế thì quả thực thì đất nước  chúng ta đang sống trong thời kì sống trong sợ hãi với thức uống giả, và thức ăn kích thích. Điều này không biết các quan nhà ta có biết hay có bận tâm không tới đời sống của nhân dân hay không, hay để đến lúc người dân lên tiếng về quốc tặc hàng giả.

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

im ngay!!!

Có lẽ mùa thu đã sắp qua và mùa đông đang đến  khiến người ta cảm nhận, cái lạnh của mùa đông qua các cơn gió đông đầu mùa những ai đó đang luyến tiếc mùa thu thì thật khổ đau và dằn vặt đến nao lòng. Thôi đó là lựa chon ai  đó mình thống nhất là không bận tâm.
Nhớ những mùa đông trước lạnh kinh nhưng đó là cái lạnh rất thú vị và bình dị nó chả hại ai bao giờ nhưng chớm đông thôi mà có nhều chuyện làm giới blogger không khỏi bận tâm, các bác đang bị cầm tù đày vì vạ miệng, và  blogger cô gai đồlong tiếp tục nối gót,  vì, ai bảo động đến cụ thể  danh tínhcác quan nhà ta,.
Với những vụ việc như thế này, ở các nước có nền dân chủ phát triển việc như thế này hết sức bình thường, người bị bôi nhọ sẵn sang lôi người bôi nhọ mình ra trước tòa  ai sai người đó bị phạt, đó là hành  vi ứng xử văn minh..
Ớ Việt Nam chúng ta cũng có quyền như vậy nhưng là đối với dân còn khi có một vụ việc liên quan đến các quan thì khác họ có thể lợi dụng tội danh này để tống cổ kẻ kia vào tù với tội vu khống người khác và hạ uy tín cấp trên và  nhất là các bác quan này đang chuẩn bị con đường hoạn nộ của mình có  nguy cơ đổ vỡ, cách ứng xử kiểu này chẳng khác nào bắt người ta bịt miệng, nhưng vẫn phải công nhận mình sai.. Đây cũng có thể đối thủ đã ra chiêu độc để hạ uy tín người khác khi ĐH Đảng đang đến gần.
Gió mùa đông bắc đang rít lên từng hồi qua khe cửa, tôi đã cảm nhận được hơi lạnh của mùa đông và hơi ấm tình người của ai đó, xin đừng làm mùa đông lạnh giá, ngọn lửa lòng đã nhen lên rồi đừng để  nó nhanh chóng lụi tàn thì đâu còn mùa xuân  trước mặt.
Im ngay một động từ thuộc về quá khứ, nó không thể áp dụng cho ngày hôm nay, mùa đông làm chúng ta có cảm  giác  rét ngọt lịm cái này là đặc sản của Hà nội mà chẳng nơi nào có được, nó gợi nhớ về những gì đã qua, thì cho qua mau để đón mùa đông với rét ngọt thì thật tuyệt.
Những ngày Đông lạnh lẽo của giới Blogger đã đến, các bác chú ý ngôn từ khi viêt về các vấn đề nhạy cảm,
các quan đã ra lệnh im  ngay nếu không muốn bị bắt nha.Chúc mùa đông lạnh lẽo nhưng đầy hạnh phúc sẽ đến với mọi người.

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Quan buồn ?

Các quan ở Ta bây giờ cũng biết buồn câu chuyện tưởng như đùa  nhưng đó là sự thật. Quan Lớn buồn nhất Tôi xin chia  sẻ đó là bác Nông Đức Mạnh Tổng Bí Thư, và Bác Nông Quốc Tuấn Bí thư tỉnh ủy Bắc giang vì một người vừa mất vợ,  một người mất mẹ.  Phu nhân đã ra đi âm thầm như cuộc đời của bà , ở một vùng rừng núi sơn thủy hữu tình, tôi không trách cứ các báo chí đã đưa tin ngắn ngũi và chưa trang trọng, bởi vì có thể bà muốn như vậy. nhưng điây là nỗi buồn riêng của cá nhân, khép lại tại đây. Cầu chúc cho linh hồn bà được siêu thoát ở cõi vĩnh hằng.
 Nỗi buồn mà tôi muốn nói đến đó là của các quan của TKV, đang bị các bác nhân sĩ, trí thức, tướng lĩnh, chính trị gia ... cũng kí đơn tập thể, mặc dù quan to đã cấm khiếu kiện đông người, nhưng đám này to quá các quan chả làm gì được, đây chính là một đòn giáng mạnh vào uy của những người chấp bút soạn thảo ra quyết định này, và nó đương nhiên trở thành đống giấy vụn, đó chính là nỗi buồn lớn nhất của các quan chính phủ trong những ngày này. Đã không thể cản  được lòng yêu nước, và dân tộc trong những người có lương tri khi nhìn thấy thảm họa Boxit tại  Hung- ga-ri , và nếu chúng ta tiếp tục xây dựng cá nhà máy này theo công nghệ thải ướt thì hậu quả nhãn tiền đã nhìn thấy trước lúc đó thì các quan còn hơi sức đâu mà buồn vì cũng đã trăm tuổi rùi.
Bác quan Lê Dương  Quang Thứ Trưởng  bộ công thương đã phát biểu trên diễn đàn VNR500 đại ý rằng tôi rất buồn nếu dự án bị rừng , nhưng bác Dương à nều các hồ chứa bùn đỏ đó mà kết hợp với lũ kiểu của miền trung vừa qua thì , người dân Việt Nam sẽ được xem một màn biểu diễn nghệ thuật được kết hợp rất nhiều màu sắc và chất độc, tạo nên một bức tranh đau xót mãi cho ngàn  năm  không phai  trong tầm trí người việt, vì vậy bác không nên buồn làm gì vì nếu điều này xảy ra thì bác là điển hình của tội nhân thiên cổ đó.

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

điều muốn nói của mùa xuân

 Entry dành tặng cho hoa bách hợp
Mùa xuân là khơi nguồn của sự sáng tạo và tình  yêu, nhưng đứng trước tình yêu lứa đôi thì hoa nhường, và nguyệt thẹn để dành cho tình yêu đôi lứa, bởi vậy mùa thu làm xao xuyến tâm hồn, mùa đông lạnh giá sẽ qua nhanh để mùa xuân đâm  trồi và nảy lộc :
Mưa xuân rơi lắc rắc 
Lộc còn láu trên cành 
Hỏi bạn lời e ấp 
Bao giờ xuân mới xanh
Từ ngàn xưa để lại những câu chuyện tình yêu thật cảm động như Thúy kiều và Kim trọng qua áng thơ  thiên tài của Nguyễn Du, đó là một tình yêu trong sáng đâu kể sang hèn.
Có muôn cớ để tự dưng… yêu nhau. Người ta bảo là tình yêu thoảng qua, tình yêu sét đánh. Các bác  nhà thơ vốn đa cảm, đa tình đã làm cho tình yêu vốn đẹp càng lung linh, huyền ảo, càng lôi cuốn, hấp dẫn.
tựa như Phùng quán viết :                   
                                                           
                                                             Trái-thơ chín nhiều đến nỗi
Mỗi đêm tôi thức giấc nhiều lần
Đêm quên ngủ

Ngày quên ăn
Rượu như lửa tôi uống tràn thay nước
Chắc chỉ một ngày thôi
Tôi sẽ ngã gục
Dưới chân em
Chết kiệt sức vì thơ!…
Vũ Hoàng Nam- ông giáo làm thơ- kể nỗi  niềm của chàng trai khi ra biển nhớ người yêu ở nơi xa:
Thế là xa cách mênh mông
Anh ngồi ôm biển vào lòng tương tư.
Không có em, anh đành ngồi ôm nước ở biển để cho gần gặn nhau, để thấy em như đang bên anh. Ôi chao, nhớ thương nhau đến thế là cùng.
Nhà thơ Xuân Diệu một thi sĩ về thơ tình đã thốt lên:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít 
Và một nhà thơ mà tôi ngưỡng một nhất đó là Nguyễn Bính một nhà thơ có một tình cảm rất đặc biệt với dân tộc, ông đề cao giá trị tình yêu thuần khiết của người con gái nông thôn :


Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Thơ ông biểu hiện cảnh quê, thắm được tình quê, hồn quê nước Việt với một sắc thái lãng mạn. Người ta gặp trong thơ Nguyễn Bính những hình ảnh bình dị, thân quen: hàng cau, giàn trầu, cây bưởi, thôn Đoài, thôn Đông,.. Hình ảnh những cô thôn nữ trong trắng, những chàng trai quê chất phác luôn được Nguyễn Bính mô tả trong tình yêu lãng mạn nhưng đều dang dở, chua xót đã đi vào lòng độc giả nhiều thế hệ Việt Nam.
Điều Anh muốn nói với mùa xuân là đã là tình yêu đôi lứa thì không thể chia cắt và  không thể chia ly, chúng ta đang sống  trong thời kì toàn cầu hóa vì vậy , cho dù với không gian và khoảng cách như thế nào, đều có thể đến với nhau bằng tấm lòng, chân thành, hiểu biết tôn trọng nhau thì trái ngọt của mùa xuân sẽ đến cho những người biết nâng lưu và trân trọng  đón nhận nó.

Phản văn hóa dịch

Trong một buổi tối hoành tráng lễ bế mạc liên hoan phim Quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Việt nam, bác Lại Văn Sâm đã trở thành trò hề trong  mắt bạn bè quốc tế, khi trổ tài dịch tiếng anh của Diễn viên Ngô Ngạn Tổ , tình huống này đã có sẵn trong kịch bản, nhưng bác này lại chê phiên dịch nhà đài, hoặc của ban tổ chức, đã tự mình dịch và chúng ta được xem một show diễn vô cùng thú vị kiểu như ông nói gà bà nói vịt, làm xấu hổ mặt những nguời có biết đôi chút về tiếng anh ở Việt Nam.
Tình huống gây sốc này lại rơi đúng vào đầu một xếp ở Đài tuyền hình trung ương, một kẻ luôn tự cho mình giỏi hơn tất cả phần còn lại của nhà đài, rất nhiều chương trình do bác này phụ trách đã mời những bác giáo sư cỡ như Lê văn Lan, hoặc bác Dương "tàu", và một số bác GS dỏm trong các chương trình của nhà đài, có những tư vấn phản khoa học, và trà đạp nên văn hóa của quá khứ cha ông với những cứ không thuyết phục .
Chả biết sau vụ này Bác Lại Văn sâm có lên công luận để Xin lỗi hay không nếu có là một hành động dũng cảm để rút kinh nghiệm, còn nếu không thì rõ là một kẻ cơ hội truyền thông điển hình, và là một cái tát đau đớn nữa của những người làm Đài truyền hình Trung ương bộ mặt của quốc gia vào khán giả yêu truyền hình . Kể ra dân báo hình  cũng đau ra phết qua vụ này .

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Vắng đi một ý thức

Kỷ niệm 20 năm ngày mất của họa sĩ Bùi Xuân Phái,gia đình họa sĩ(Bùi Thanh Phương) cùng 2 nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn và Bùi Quốc Chí tổ chức cuộc triển lãm mang tên Bùi Xuân Phái-Con Đường Hội Họa tại 87 Thuốc Bắc.Nhân dịp này ra mắt giải thưởng Bùi Xuân Phái và giới thiệu cuốn sách mới về danh họa do Bùi Thanh Phương và Trần Hậu Tuấn biên soạn.
Sau đây Phương giới thiệu bài viết của Thái Bá Vân cách đây đã 20 năm.Theo ông Vân cho biết thì bản thảo đầu tiên của bài này ông viết trong đêm trước ngày làm lễ tiễn đưa họa sĩ sang một thế giới khác. Thái Bá Vân đã thức trắng cả đêm để chuẩn bị bài điếu khóc bạn ,nhưng rất tiếc trên đường đi,không may đã làm rơi mất ở dọc đường.Đêm hôm đó ,ông Vân viết lại bản khác và ngày hôm sau ,trong nước mắt,ông Vân đã đọc bài này trước bàn thờ Bùi Xuân Phái.Thái Bá Vân ngoài đời có hình dong rất artist, và cũng hao hao giống Bùi Xuân Phái. Ông Thái Bá Vân cũng đã đi sang thế giới khác sau bạn mình vài năm.

Nói theo nghĩa nào đó, Hà Nội lên đến 2 triệu người. Mà nói theo nghĩa nào đó, Hà Nội bao giờ cũng chỉ có dăm ba người, chia nhau trong từng tình yêu và thế kỷ.

Làm sao nói được giản đơn rằng đứng trong số 2 triệu người kia, hay đứng trong số dăm ba người này, là hơn hay là thiệt, là rủi hay là may, là sướng hay khổ.

Bùi Xuân Phái ở đâu? Điều đó không quan trọng mấy. Quan trọng và công bằng hơn, an tâm hơn là không ai tự chọn được cho mình thân phận cả. Chỉ biết con cá nhỏ mấy cũng thích tụ về bơi lội giữa những dòng sông lớn, không con nào ưa nước đọng, ao tù.

Hà Nội là một dòng sông lớn và Bùi Xuân Phái là một ý thức trẻ trung.

Nghệ thuật và danh nhân phải có cái hạnh phúc được đầu thai, rồi nuôi cấy và dập vùi, ở những trung tâm và thời đại to tát. Anh Phái bé bỏng thôi. Nhưng là một bé bỏng riêng biệt, không thể nào thay thế. Cuộc rong chơi can đảm, lầm lì của người đó bằng cây bút vẽ và bằng bảng màu của mình là đẹp và có ý nghĩa cho Hà Nội. Cho chúng ta mãi mãi. Làm chứng cứ lịch sử cho một nền hội họa đi nữa,sao bằng làm chứng cứ nhân văn cho một ý thức nghệ thuật.

Ở đám tang Bùi Xuân Phái, tôi rất để ý một vòng hoa lớn, chưa từng thấy ở những cuộc chia tay long trọng khác. Vòng hoa ấy ký tên: “Những người yêu nghệ thuật”. Anh Phái thật là sang, Hà Nội thật là sang.

Anh Phái mắc bệnh vẽ. Ngồi đâu vẽ đấy, bạ gì vẽ nấy. Nhìn theo mà vẽ, thuộc lòng mà vẽ. Vẽ thực, vẽ bịa, vẽ cho đến chết. Mảnh giấy cuối cùng không để lại của anh (anh đã vò xé đi) là hình vẽ mấy người bệnh nằm chung phòng ở nhà thương. Sự vẽ của anh chỉ có thể gọi bằng câu nói của chính anh, với tôi một lần, là “Vẽ để mà không vẽ” là đúng hơn cả.

Thế mà Hà Nội – Phố của anh đôi khi lớn, nặng, lâu bền, vượt ra ngoài cuộc đời tác giả. Chúng là giọt máu của cả nền văn hiến Thăng Long mà trong đó anh là một sắc mặt thì đúng hơn. Từ khi có Bùi Xuân Phái, tôi chưa thấy ai vẽ Hà Nội mà không vương vào anh. Con tính hội họa của anh đã đến một mẫu số chung nhỏ nhất rồi.

Làm sao ta biết được một con người, nói chi là nghệ sĩ. Trong nhiều năm được làm bạn với anh, cái may mắn của riêng tôi là đã biết quý mến và chăm chú vào những bâng quơ ngắn ngủi, vào những chi tiết rất nhỏ trong một ngày thường của anh. Tôi tiếc gì những định nghĩa lớn lao mà thật ra tìm đâu cũng thấy. Tôi phải biết ơn anh, những người như anh đã thức tỉnh ở tôi một thức tỉnh dai dẳng, nhẹ nhàng khó tả về nghệ thuật, như cái thế giới buồn buồn đậm đặc trong từng nét vẽ của anh.

Bùi Xuân Phái đã vẽ những bức tranh ngon lành, đẹp đẽ tưởng như trực giác hội họa là nằm ngay trong trí tuệ phát minh. Cái bản năng sinh sản cụ thể ở anh đã nằm ngay trong trí tưởng tượng hồn nhiên, một cuộc hôn nhân chỉ có ở những tài năng lớn.

Bức sơn dầu cuối cùng của anh vẽ một ngày tháng 4 năm 1998 đang treo ở bàn thờ anh, là Ngõ Huyện. Ta thấy ngay căn nhà lặng lẽ là nóc Nhà thờ Hà Nội. Hai bức tranh cuối cùng anh cho tôi, giữa tháng 6 năm 1998, là hai cái khoả thân bé bỏng trong lòng bàn tay, một vẽ trên vỏ thuốc lá Gauloises của Pháp và một trên vỏ Gallant của Ấn Độ.

Nhìn vào đời người, hình như có những năm tháng là bó buộc quá cho sự vẽ của Bùi Xuân Phái. Nhưng nhìn vào tác phẩm, Phái là hoàn toàn tự do trong cử chỉ sáng tạo. Anh đã vẽ nhiều bức tranh ngay trước mắt tôi, lơ đãng, hồn nhiên như đứa trẻ nghịch cát. Những khi đó, tôi cứ nghĩ tác phẩm kia nó tự xuất phát trong anh chứ không có can thiệp của một sự đẻ ra nào bởi anh cả. Nghĩ về một tác phẩm ra đời, cũng như đứa con, tôi còn thấy sự có thể ở lại là nằm trong một trái ngược. Là niềm vui hay nỗi khổ. Nó bay đi như tự do hay nó đọng lại như định mệnh cũng là.

Người nghệ sĩ nào cũng chỉ như chiếc sợi phiêu bồng, cố luồn cho lọt vào tấm vải nghệ thuật chung đã chật cứng dọc ngang. Cái nhu cầu phải vào được giữa hài hoà và trật tự chung đó lại chưa dẫn ai thẳng tới kết quả bao giờ. Bởi các ngõ lối đều như ma chơi, khi ẩn, khi hiện, khi chặn đứng mọi nẻo ra vào. Thế cho nên, người có nhân cách tử tế và chân thành (như con nít) và giờ cũng có cái mặc cảm lầm đường hay tha hoá.

Mảnh nhật ký của Bùi Xuân Phái có ghi một câu của nhà điêu khắc hiện đại, Brancusi, bằng tiếng Pháp: “Quand nous ne sommes plus enfants, nous sommes dèjà morts” (Khi chúng ta không còn là trẻ con nữa, thì chúng ta đã chết rồi). Lại ở một mảnh khác có hình, anh vẽ chân dung họa sĩ Cézanne và ghi một câu của ông này, cũng bằng tiếng Pháp: “Le monde ne me comprend pas. Et moi, Je ne comprends pas le monde. C’est pourquoi je me suis retiré” (Đời không hiểu ta và ta không hiểu đời. Vậy cho nên, ta xin thu mình lại).

Từng thế kỷ có định mệnh của nó. Tôi nghiệm một điều, nhiều lần thấy trong lịch sử nghệ thuật, là cứ vào cuối thế kỷ, lại xảy ra những cuộc chia tay lớn.
Đừng hiểu là buồn, cũng đừng hiểu là vui.

Với nhiều cuộc ra đi khác trong vài năm nay, tôi có cái linh cảm đang đứng trước sự kết thúc của một vòng quay tất yếu.
Thái Bá Vân
nguồn Blog Bùi Thanh Phương

Sự cô đơn của đọc

Văn hóa đọc dần bị thay thế bằng văn hóa đọc miệng người khác nói. Từ chỗ mượn mắt của người khác đọc hộ, nghe người khác nói, đến chỗ mượn cả trái tim và khối óc của người khác nghĩ hộ mình, rung động hộ mình, chỉ là một bước ngắn.
Đọc bao giờ cũng là tự làm cô đơn mình.

Giữa thời đại văn hóa thị giác, người ta chợt hay nhắc đến văn hóa đọc như một đối trọng. Thực sự là hai cái ấy ít nhiều xung khắc với nhau. Văn hóa thị giác làm tươi mát đời sống bằng những biểu hiện bên ngoài của thế giới như màu sắc, hình ảnh và âm nhạc. Còn văn hóa đọc thì trầm lắng, tạo ra sự đa thanh bằng chiều sâu của những tầng tri thức. Một bên như cái tán sum suê, sinh cành đẻ lá. Một bên cứ âm thầm hút nhựa từ đất, càng miệt mài đằm sâu, càng cô đơn.

Đọc có nghĩa là được cô đơn. Khi thưởng thức các loại hình nghệ thuật gắn với môi trường diễn xướng như kịch, âm nhạc, người thưởng thức buộc phải chung sống với số đông. Những ý kiến và nhu cầu tranh luận nảy sinh ở họ phần nhiều là trực tiếp. Còn khi đọc, ta sống trong một thế giới siêu không gian, siêu thời gian, cách ly với mọi hệ lụy bên ngoài.

Ta cảm nhận những điều sách nói bằng cảm giác của thân thể. Bởi sự tuyệt đối "chân không" ấy mà sự đọc khiến độc giả chìm sâu vào một thế giới của riêng mình. Không phải không có những người đọc choáng ngợp trước sách để rồi không thu nạp được gì nhiều ngoài sự hoang mang. Nhưng, đọc đúng hướng và đúng tầm thì cũng như hạt mầm gieo xuống đất. Nó chìm sâu để rồi tự vươn lên như một cái cây, tạo cho con người một phẩm chất đọc riêng, có thể gọi là nhân cách đọc.

Đã có một thế giới khác khi cầm trang sách, tất chúng ta có một địa vị cho mình trong thế giới ấy. Sự đọc dẫn đến sự phân loại độc giả trong mối tương giao với sách, điều người ta hay gọi là “sách kén người”.

Việc người đọc tự phân loại mình là một vận động biện chứng, tự thân, độc lập với sự chia luồng độc giả của người viết sách và giới làm sách nhằm tới lợi nhuận thương mại. Đọc để tự biết mình và làm khác mình bằng sự khác biệt về bản sắc và quan điểm về thế giới. Đọc là được cô đơn, cô đơn để có sự khác biệt và độc lập trong suy nghĩ.
Với sách văn chương, sự cô đơn có nguồn gốc sâu xa ở chỗ, mỗi người đọc có một thể nghiệm riêng với tác phẩm, một tương tác riêng với nó. Người ta làm một cuộc phiêu lưu vào sách, sống cuộc đời nhân vật trong sách, và hơn hết thử làm chủ nhân một thế giới khác, với trật tự lôgích của riêng nó.

Với những cuốn sách thuộc các lĩnh vực khác, sự cô đơn thể hiện thông qua chính kiến và quan điểm riêng của người đọc. Nếu không tự xây dựng định hướng tư duy cho mình thì dù có cập nhật bao nhiêu tri thức cũng vẫn là anh thủ kho kiến thức mà thôi.
Sự định hướng ấy là bản lĩnh tiếp nhận. Bản lĩnh tiếp nhận là một biến thể của sự cô đơn - sự cô đơn của cá nhân từ chối hòa tan vào bầy đàn một cách thiếu suy nghĩ.

Một câu hỏi đặt ra: Nếu đọc để đạt đến sự cô đơn, liệu có phải những kẻ đọc sách đều là nhưng người lập dị không? Ngày nay đang tồn tại giữa chúng ta một cách đọc mang tính bầy đàn, dựa vào quan điểm đánh giá của một số nhà điểm sách. (Về sự đáng ngờ của các quan điểm đó - sự chênh lệch giữa giá trị ảo được thiết lập nhờ các bài điểm sách trên báo với giá trị thực của cuốn sách, thiết tưởng chúng ta sẽ cần tiếp tục bàn nhiều vào những lần khác).

Thay vì tự tạo cho mình một chính kiến văn hóa, một thái độ độc lập, người ta buông mình theo sự a dua đến mức kinh ngạc. Số đông ấy tuy có âm lượng to, dung lượng lớn, nhưng chỉ là hiện tượng nhất thời. Họ bị những mốt này mốt nọ “cưa đổ" như quân bài đôminô mà không hay cái sự ấy khởi phát từ đâu.

Con người bị cuộc sống hiện đại lấy mất khoảng thời gian tự tại, đi đến chỗ ỷ lại vào những giá trị văn hóa tinh thần thập cẩm, pha loãng, không cần phải mất công sức cũng có được.

Văn hóa đọc (sách) dần bị thay thế bằng văn hóa đọc miệng người khác nói. Từ chỗ mượn mắt của người khác đọc hộ, nghe người khác nói, đến chỗ mượn cả trái tim và khối óc của người khác nghĩ hộ mình, rung động hộ mình, chỉ là một bước ngắn. Liệu có phải vì vậy mà có nhiều người đọc mà chỉ có rất ít đôi mắt nội tại không? Chúng ta tự tước đoạt lá phiếu của chính mình hầu bỏ phiếu tín nhiệm cho mỗi cuốn sách để thay bằng sự áp đặt và đô hộ của những mốt đọc. Trong khi đó, sự cô đơn thực sự giúp người đọc có sự đánh giá của riêng mình. Càng cô đơn trong ý nghĩ, người đọc càng có nhiều thắc mắc và động lực đào sâu tìm kiếm mạch nguồn, tìm sự liên hệ bề sâu với cộng đồng những người đọc với đúng nghĩa của nó.

Chính sự cô đơn làm nên vẻ đẹp lấp lánh cho những cuốn sách.
P/S: Hiện nay ở Việt Nam khái niệm về Văn hóa thị giác, còn mới và đã đến lúc cần phải quan tâm và phổ biến rộng rãi
nguồn Tạp chí tia sáng

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

quan lạ và dân mình quen

Có lẽ chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến nhiều quan gần dân như trận lũ vừa qua ở miền trung, và cũng như bao lần các phương tiện truyền thông nước nhà tha hồ đưa tin, và những hình ảnh đẹp nhất về các quan được phổ biến toàn nhân tỷ như những bàn chân đât tuyệt đẹp lần đầu được phô ra,kể ra mấy bác nhà đài ra chiêu thật độc.
Và lạ nhất là một vị quan đầu thành phố thuộc loại to nhất nước vừa đắc cử với số phiếu bầu gần như tuyệt đối, với thành tích này thì quan bà Huỳnh Thị Nhân đã không còn chỗ trú chân ở Thành phố to này nữa, cho dù bà được các quan lớn đã nhắm gửi trước đó, vì vậy ở đây cho thấy hiện tượng đặc quyền, đặc lợi, nhóm lợi ích địa phương đã lên ngôi và rất khó can thiệp vào những nơi này, chả có thế vụ PCI ầm ĩ thế, vang ra tận quố tế mà bỗng chốc chỉ một bác Huỳnh Ngọc Sĩ cấp sở đang phải gánh tội một mình đó sao, kể cũng thương cho bác quan cấp thấp này chả biết than thở cùng ai, nhưng bác yên tâm ngày ra của bác không còn xa nưa đâu.
Việc bác quan của Tp to nhì nước đã quyết định dừng cuộc chơi pháo hoa lung linh của ngày cuối cùng đại lễ, đã cho thấy sức lan tỏa của truyền thông làm cho cả nước biết tình thần trách nhiệm với miền trung, và rất được lòng dân, làm cho bác to nhất cảm thấy chạnh lòng vậy bác quyết định du hí miền trung với trang phục của hai lúa, em thật cảm phục chiêu PR này của bác và đang giúp các quan này sẽ có những bước tiến dài trên con đường hoạn nộ của mình.
Nếu vậy trên con đường đi của nước Việt ta tới XHCN, kể cũng có nhiều quan biết lo lắng cho dân ghêvì, tiện cả đôi đường mà.
Nhưng em đồ rằng với những hành động lạ và phi thường này các bác này đang cho thấy sức ảnh hưởng của mình đối với cộng đồng theo tính chất thời vụ, thời điểm đang tiến dần về đại hội đảng theo hướng có lợi cho bản thân mình, để bảo đảm cho những vụ PCI, Vinasin, Đại Lễ, từ khủng long trở thành những chú thằn lằn ngoan ngoãn.và những đặc quyền cho những nhóm siêu quyền lực này trở thành hiện thực trong tương lai gần.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

mùa xuân cho em

Entry này dành tặng cho hoa bách hợp
Có những lúc trong một đoạn đường đời nào đó, một chút đắn đo, hờn dỗi làm ta mất đi nhiều cảm xúc đã dành tặng cho ai đó, điều này trong đời đôi khi ta gặp nhiều lần hoặc ít hơn, nhưng qua đó ta vẫn còn nguyên tuổi thanh xuân và con đường cho em rộng mở trước mắt, Quá khứ là một cái gì đó như trái cấm trên vườn địa đàng mà mong em gìn giữ riêng cho mình
Đấng thiên nhiên đã ban tặng cho con người bốn mùa, và trước mắt em là cả một mùa xuân tươi thắm ai đó lạc vào vườn xuân lòng luôn nhẹ nhàng và chân thành vì mùa xuân luôn cho ta tất cả những gì là tinh túy của trời đất, và hoa bách hợp là một điển hình của hoàng gia Pháp, và nói đến nước Pháp luôn là biểu tượng của sự lịch lãm và xa hoa. Lòng nhẹ nhàng thanh thản đến với mùa xuân sẽ đem lại cho chúng ta nhiều cung bậc của xúc cảm khác nhau nhưng đó điều khác biệt để đến với mùa xuân, hơi ấm của tình người sẽ xua tan băng giá của mùa đông lạnh giá, đó là quy luật của thiên nhiên và con người có bổn phận và trách nhiệm thực hiên nó, trong muôn vàn loài hoa đẹp lung linh của mùa xuân có lẽ giờ đây với ai đó hoa bách hơp là loài hoa thuần khiết nhất, đáng yêu nhất, đúng như những gì thiên nhiên ban tặng!!!

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

V ô đề

"Entry: này dành tặng cho những người bạn mà tôi mới quen"
Có những lúc con người ta vô tình với mọi thứ ngay cả với người thân, nhưng có niềm vui nho nhỏ nhen nhóm ngọn lửa lòng thì nó trở nên hữu dụng và làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, giữa miền trung lũ cao ngùn ngụt, làm cho lòng người xe thắt và tái tê vì những cảnh đời, cũng là một kiếp người sao khổ vậy ta. Hà Nội hôm nay chắc đẹp vì đang là cuối thu, hàng hoa Tigon trước nhà chắc nhớ tôi khủng khiếp và nó đang chờ một người đến thăm, chắc ngày đó mẹ tôi mong lắm, hoa sữa trước hiên nhà ơi có nhớ chủ nhân không, mùa nống nàn của mi đã qua rùi nhỉ có còn đó những kỉ niệm của ta với mi không.
Thu sắp qua, Đông cận kề và mùa tôi thích nhất sẽ đến là mùa xuân, nhưng có lẽ ta cứ yêu cuối thu nhỉ, lá vàng đầy sân xào xạc gió heo may làm ta khắc khoải những mùa thu đã qua. Đợi gió Đông tan băng giá và mùa xuân của tình yêu sẽ đến, làm cho đời mãi màu xanh.

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

lũ và lũ làng

Miền trung thân yêu nơi mà tổ tiên tôi đã sống, một vùng đất không giàu nhưng giàu nghị lực và ý chí phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh, tằn tiện nhiều khi đến cùng cực nhưng đó chính là cốt cách và tâm hồn của người miền trung quê tôi, sao những ngày đau quá miền trung ơi, hêt lũ và lại lũ nước trắng xóa làm tan biến biết bao hy vọng của các em thơ.
Phải chăng đó là sự đáp trả của thiên nhiên, thiên nhiên ơi mi hãy ra đòn với những vị quan đáng kính đang nương nhờ dòng nước kia để thăng quan tiến chức, một quan đứng giữa trời mưa quần áo chỉnh tề để chờ giờ nhà đài phỏng vấn, và cũng nói hay như nhà đài trung ương của chúng ta, sao lúc này bác quan này không nghĩ đến những cánh rừng lim xanh gì, những núi đá xanh đầy sức sống, và những bờ kè chắc chắn hơn để người dân quê tôi đỡ vơi nỗi khổ nhỉ?
Các quan ở thủy điện Hố Hô ơi các bác đi đâu cả rồi mà để vườn không nhà trống, lúc vỡ đập lại bảo tại thiên nhiên,EVN ơi khi ra quyết định bổ nhiệm quan này có cho học bài trách nhiệm không đây.
Xin các Quan hãy thanh liêm lúc này, cả nước đang dõi theo miền trung, bữa cơm đắng lòng thay bằng mì tôm cho những đứa trẻ không được phép ốm đang chờ đón long hảo tâm của mọi người, hãy chìa cánh tay ra để cứu giúp đồng loại, đây là lúc không nên đổ lỗi cho ai cả lũ làng ơi?
Mong rằng đây là bài học cuối cùng của thiên nhiên dạy chúng ta cách làm người hòa hợp với thiên nhiên.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Lộ cái mặt tiền

Lâu nay trong giới cầm bút viết báo, nhiều bác nhà ta thường vung tay chém gió vào những vấn đề nhạy cảm của xã hội liên quan đến tiền đó là các phóng viên chuyên làm phóng sự về các công ty và Tập đoàn, khi ngửi thấy mùi của một vụ việc nào đó, họ điều nghiên để tìm ra những hạt sạn về mọi mặt của công ty, hoặc tập đoàn đó rồi bắt đầu cho đăng những bài có tính chất thăm dò con mồi. Đương nhiên lúc này họ báo cáo đầy đủ với các quan cấp trên, mà các các quan này do họ cung phụng nên đâm ra gọi dạ bảo vâng vì tiền mà. Vì vậy những bài báo mang tính chính luận và đấu tranh này dễ dàng lên khuôn và được làm công cụ tuyên truyền cho các bác này. Chiêu tiếp theo họ lại ra đòn bằng một bài theo nửa kín nửa hở về các thông tin về con mồi, các con mồi lúc này đang choáng và ngày nào cũng bị biêu riếu như thế này thì làm ăn sao nổi, Lúc này các mối quan hệ được vận động một cách hết công suất để tiếp cận mấy tay bồi bút này, nếu gặp những tay cáo già trong nghề và có thâm niên ăn tiền, thì đám này sẽ làm cao chưa tiếp xúc với con mồi, và cho tung tin vỉa hè là đã nắm được thóp của các công ty và tập đoàn bằng cách gửi một số nội dung cần cho bài tiếp theo.
Đương nhiên các con mồi vì nhìn đâu cũng có sạn và vi phạm nên ngấm ngầm chịu trận và đàm phán với đám bồi bút bất lương này.
Nhưng thật không may cho đám bồi bút này " Vỏ quýt dày có móng tay nhọn" Điển hình là tay Nhà báo Phan Hà Bình (Phó thư ký toà soạn báo Tiền Phong) đã bị Bộ Công an bắt giữ khẩn cấp sáng nay tại TP.HCM.
Thế là đám bồi bút này đã bị vạch mặt chỉ tên, bà con cư dân mạng không còn phải đoán già đoán non nữa.
Đây là một hồi chuông báo động cho các bác nhà báo chuyên viết theo lề của tiền, phản ánh một cách trung thực việc viết báo của tòa soạn báo Tiền Phong mà lâu nay, cứ vỗ ngực xưng danh, lần này các bác ở bên tuyên giáo cứ gọi là chạy ma-ra- tông để bịt miệng bà con cư dân mạng.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

con người và thiên nhiên

Trong một xã hội như ở Việt Nam không có chỗ cho cái gọi là các nhà báo, blog lên tiếng cho dù có nói đúng và được nhiều người trên cộng đồng mạng hưởng ứng .
Kim Dung cũng vậy, Bọ Lập... và nhiều người khác có kêu gào khản cổ chỉ trích thoải mái cũng như rứa vậy thôi.
Miền trung của chúng ta năm nào cũng có bão, lũ nên việc bị lũ quét với cường độ mạnh như năm nay rất nhiều người chết và bị thương, của cải hoa màu bị tàn phá gần như nguời dân mất sạch, có rất nhiều nguyên nhân nhưng tựu trung đó là sự trả giá của thái độ con người ứng xử với thiên nhiên, cách đây nhiều năm những cánh rừng đầu nguồn phòng hộ, bị lâm tặc đốn không thương tiếc và cho đến nay lại thêm căn bệnh thủy điện đang là cao trào của các tỉnh miền trung, rừng lại càng bị tàn phá nhiều hơn.
Chả trách thiên nhiên càng càng ngày càng hung dữ và khốc liệt. Cá nhân em cho rằng năm sau và những năm sau nữa chúng ta còn phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của thiên nhiên của thiên còn khủng khiếp hơn nữa.
Khi còn sống Nhà dân tộc học Từ Chi đã nhiều lần cảnh báo miền trung, Tây Nguyên khi mà rừng không còn nữa, thì Thần, Giàng cũng không còn linh thiêng và tín ngưỡng khác đã xuất hiện, ở đây em không lạm bàn về điều này hẹn vào dịp khác.
Tóm lại con người ngày nay không muốn chế ngự thiên nhiên mà chỉ muốn tàn phá thiên nhiên để mưu cầu lợi ích riêng cho mình vì vậy hậu quả tất yếu là cộng đồng phải gánh chịu.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Tang tóc và Đại lễ

Trong không khí tưng bừng của đại lễ 1000 năm, các quan phụ mẫu của dân đang thi nhau đốt tiền thuế của nhân dân tạm ước tình khoảng 94 ngàn tỷ đồng nếu quy đổi khoảng 1 phần mười GDP. Và cũng chỉ còn vẻn vẹn 2 ngày để các quan giải ngân và đốt hết số tiền kia, nếu trên trời cao Vua Lý Thái Tổ cũng không bao giờ nghĩ tới là con cháu của mình nó lại tiêu nhiều tiền vào đại lễ như vậy, có lẽ các cụ chẳng biết nên vui hay buồn.
Cứ cho là đám con cháu nó đang xài tiền chùa là tiền thuế của nhân dân vui vẻ đi, nếu như không có những sự việc đau lòng như vừa qua, để đốt những chùm pháo hoa lung linh và huyền ảo, các quan của đại lễ đã quyết không nhờ mấy chú bộ đội hay bắn pháo hoa thường nhật , mà giao cho một công ty bao thầu chọn gói, các chú bộ đội nhà ta chỉ xem và học tập, có lẽ vì thế đã xảy ra một việc đau lòng 2 công ten nơ do sơ xuất đã thổi bay 4 mạng người và rất nhiều tài sản khác, vậy là có một số gia đình đang hoan hỉ đón chờ màn pháo hoa của đại lễ, nay lại đeo khwng tang.
Điều này cho thấy công tác đảm bảo an ninh cho đại lễ đang có vấn đề, và không thể quản nổi nó chỉ chờ dịp bùng phát và chẳng biết điều gì đã và đang xảy ra.
Với những dự báo như đúng rồi của tay Nguyễn anh Tuấn nhà phong thủy học ăn theo bản tin thời tiết. Thời tiết những ngày Đại lễ đang diễn ra rất tốt đẹp, như chiều lòng người thưởng hoa bằng cách dẫm không thương tiếc nên các vạt cỏ , xung quanh Bờ Hồ và lại chơi trò hái hoa bẻ cành của những trẻ con đã đến tuổi trưởng thành. Có người bảo là ý thức của người Hà Nội kém, nhưng tôi nghĩ khác ai đã tưng đi chơi đại lễ vào những dịp này thì đều cảm thầy không gian của Hồ gươm không đủ chỗ chứa cho nhân dân, nên hoa bị giật, cỏ bị xéo, trông thật tang thương là đương nhiên.
Miền trung khúc ruột yêu thương đang quằn quại trong những ngày mưa lũ, đã cuốn đi bao giấc mơ giang dở của người nông dân.Các hồ dập thủy điện đã không ngăn được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, điều này chững tỏ các quan của Bộ Công thương, EVN đã không được điều tiết các hồ chứa theo đúng như thiết kế, làm cho dân phải chết oan Tang tóc ở miền trung Đại lễ ở miền bắc tưng bừng hai nghịch cảnh đối lập đang làm nên diện mạo của một đất nước Việt nam Mới chăng nếu quả như vậy thì Vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng long cũng chẳng bao giời nghĩ đến .