Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Tướng Trung Quốc cảnh báo Việt Nam


Khu trục hạm John S. McCain tại Đà Nẵng
Một lãnh đạo hải quân Trung Quốc nói trên truyền hình rằng Việt Nam "sẽ hối tiếc" về việc hoạt động hải quân chung với Mỹ tại Biển Đông.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Phượng Hoàng, một kênh thân Bắc Kinh đặt tại Hong Kong, Đô đốc Dương Di nói Việt Nam "đang chơi trò chơi nguy hiểm là kích động hai cường quốc đối đầu nhau nhằm hưởng lợi".
Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang có các hoạt động hợp tác hải quân, diễn ra trong một tuần nhằm kỷ niệm 15 năm thiêt lập quan hệ ngoại giao.
Thiếu tướng Dương nói trên kênh Phượng Hoàng: "Việt Nam là nước đang có tranh chấp lãnh thổ rất gai góc với Trung Quốc tại Biển Đông".
"Việt Nam muốn dùng quyền lực của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Thế nhưng nói cho cùng thì (Việt Nam) sẽ chỉ là quân tốt thí trong ván cờ của Mỹ."
Ông nói: "Tôi sợ rằng Việt Nam trong tương lai sẽ phải hối tiếc về việc này".
Tướng Dương Di nhắc lại chính sách ngoại giao thời kỳ Chiến tranh lạnh của Hoa Kỳ, trong đó Mỹ lôi kéo Trung Quốc về phía mình để đối trọng với Liên Xô.
"Cả thế giới đều biết tính thực dụng của người Mỹ."
Ông nói Pakistan từng là một trong các đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong Chiến tranh lạnh, nhưng rồi bị Mỹ bỏ rơi.

Tránh ra khỏi Biển Đông

Bắc Kinh đã cảnh báo Washington tránh xa ra khỏi các vùng biển gần Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Biển Đông đang tranh chấp.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn có mặt tại các vùng biển Đông Hải, Biển Nhật Bản, và Biển Đông. Phát ngôn viên Lầu Năm góc Geoff Morrell tuần trước còn khẳng định hàng không mẫu hạm USS George Washington sẽ tham gia một cuộc tập trận nữa với hải quân Nam Hàn tại Hoàng Hải ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
Một vị thiếu tướng khác của Trung Quốc, ông La Nguyên, chỉ trích việc Hoa Kỳ cương quyết điều hàng không mẫu hạm tới khu vực này, cho rằng Mỹ không biết tôn trọng quyền lợi quốc gia của các nước khác.
Ông La viết trong bài bình luận trên tờ nhật báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc: "Nước nào cũng cần được tôn trọng, quân đội nào cũng phải oai phong... có ăn miếng trả miếng thì cũng cần sòng phẳng."
Tướng La cũng cho rằng áp lực quân sự đang đè nặng lên các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh.
Nói chung dư luận Trung Quốc cho rằng việc hàng không mẫu hạm USS George Washington tới neo đậu gần biển Đà Nẵng cho đoàn cán bộ Việt Nam ra thăm quan, cũng như hoạt động trao đổi giữa hải quân Mỹ-Việt, đều là các động thái thách thức Trung Quốc.
Nguồn BBC Tiếng việt

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010

Học giả việt kiều bị Trung Quốc giật dây

Ông TS Vũ Quang Việt đã có bài trả lời phỏng vấn của BBC. Nói về tình hình Biển Đông, ông Việt cho rằng: “Phải làm sao để dư luận thế giới hiểu rõ vấn đề vì chỉ khi đó họ mới có thể ủng hộ các giải pháp tốt đẹp được. Và bản thân chính người Việt Nam cũng phải hiểu rõ tình hình như thế nào trước. Chẳng hạn, theo nghiên cứu của tôi, không thể nói chắc chắn rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Cho tới bây giờ chưa tìm thấy chứng cứ tài liệu nào trong lịch sử Việt Nam rõ ràng để nói rằng Trường Sa là của Việt Nam”.
Nghe những dạng phát biểu như thế này chắc là các học giả Trung Quốc sẽ tranh nhau mời ông này sang thuyết giảng tại Trung hoa đại lục và ông tha hồ hốt bạc
.Một lần nữa có một ông việt kiều đã  phát biểu như đúng rồi và phủ nhận tất cả các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về chủ quyền  của 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam, đau nhất là cho dù ý kiến cá nhân của ông nhưng nó phủ một bóng đen lên hội thảo mùa hè, mà các học giả đã dày công nghiên cứu
Vậy là một lần nữa chính chúng ta đã làm thất bại một cuộc hội thảo về biển đông, do lỗi bất cẩn của một học giả là thành viên của ban tổ chức " Trong trường hợp này tôi đề nghị kiểm chứng các mối quan hệ của ông này với Trung hoa đại lục".

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

văn nhân và trách nhiệm với xã hội

Đã là văn nhân thì không màng danh lợi mà đã màng danh lợi thì không làm văn nhân nữa, Đại hội của những người cầm bút trên khắp mọi người tổ quốc đã diễn ra phiên thứ nhất và đã xảy ra nhiều điều thú vị của một đại hội của những người tiêu biểu trong làng văn nươc ta, Trên bình diện văn hóa họ là những người tiên phong và có thể định hướng những nghành nghệ thuật quan trọng khác nó như một luồng tinh thần cho mọi người  xã hội làm cho  xã hội tốt hơn và đối xử với nhau nhân văn hơn. Nhưng lâu nay những văn nhân đã không làm được cái điều mà xã hội mặc nhiên giao phó, chúng ta cũng khó trách họ vì một xã hội đã đặt những tiêu chí vật chất lên trên tiêu chí nhân vân thì tất yếu sẽ xảy ra tai họa khó lường và đảo lộn mọi giá trị .Mong rằng các văn nhân của chúng ta hãy gạt qua những khó khăn thườn g nhật để nâng tầm tác phẩm của mình lên một tầm cao mới đáp ứng lòng mong mỏi của xã hội.
Nguồn trích dẫn (0)

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

“Bốn tốt” mà lại chơi không đẹp!




Quantcast
Dương Danh Dy
Nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản. Ảnh minh hoạ
Theo Nhân dân nhật báo Trung Quốc, Ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc ngày 15/7/2010 đã chính thức thông qua dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHT) tại thành phố Cảng Phòng Thành (thuộc tỉnh Quảng Tây,  nhưng chỉ cách Móng Cái, Hải Ninh nước ta có 60 km) với 6 lò phản ứng hạt nhân, trong đó 2 lò có công suất 1,08GW được khởi công từ cuối tháng 7 và sẽ đưa vào hoạt động từ giữa năm 2015-2016. Xem: Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân sát Việt Nam Trong mấy ngày 21, 23, 25… tháng 7 vừa qua, một vài tờ báo viết và mạng Việt Nam đã đưa tin về việc này với mấy nội dung chính: 1. Lo ngại, vì địa điểm xây dựng NMĐHN này quá gần Việt Nam,  nếu có sự cố thì chỉ 10 giờ sau những ion nhiễm xạ đã ảnh hưởng tới Hà Nội; 2. Không ảnh hưởng gì đến Việt Nam vì kỹ thuật xây dựng NMĐHN hiện nay đã có tiến bộ rất lớn, hơn nữa nếu có chuyện xảy ra họ phải thông báo sớm cho ta (xin lưu ý, trong đó có ý kiến của mấy vị được coi là người có “trách nhiệm và hiểu biết sâu” về lĩnh vực NMĐHN của Việt Nam); 3. Trung Quốc có quyền xây dựng NMĐHN trên đất của họ, dù địa điểm xây dựng trên có thể ảnh hưởng tới Việt Nam khi có sự cố. … Tôi là người ngoài nghề nên không dám lạm bàn tới những chuyện tày trời một cách “ráo hoảnh” và hình như đã được người ta “bôi trơn” như ai đó đã từng cao giọng giải thích, mà chỉ xin nêu mấy câu hỏi sau: - Cho dù NMĐHN được xây dựng bằng kỹ thuật tiên tiến nhất, nhưng có thể đảm bảo tuyệt đối an toàn không? Thời gian qua ta đã thấy với hơn 500 NMĐHN nằm rải rác trên 30 nước đã xảy ra 1 thảm họa Chernobyl (Ukraine) năm 1986, tức vẫn có tới hai phần ngàn (0,2%) là không an toàn (chưa kể những sự cố nhỏ hơn nữa thì xảy ra không ít). Liệu NMĐHN mà Trung Quốc sẽ xây dựng ở Phòng Thành với công nghệ nước ngoài và sử dụng 80% vật liệu sản xuất trong nước có đảm bảo an toàn tuyệt đối hay không?  Cần nói thêm, dù sự so sánh này có hơi khập khiễng, hàng không vũ trụ cũng là một ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật và nhất là độ an toàn rất cao, nhưng trong hơn  nửa thế kỷ qua, dù rất vui mừng trước những thành tựu con người bay vào vũ, trụ, con người đặt chân lên mặt trăng…  nhưng cũng không ai có thể quên được những tai họa thảm khốc về nhân mạng đã xảy ra tại hai nước dẫn đầu là Liên Xô (Nga) và Mỹ. - Theo tài liệu do chính Trung Quốc công bố, khu tự trị Choang Quảng Tây có hơn 49 triệu dân số liệu năm 2005 (trong đó các dân tộc ít người chiếm khoảng 40%) diện tích 236.660 km2, tức là bằng hơn 2/3 diện tích của cả nước Việt Nam, nơi rộng nhất của tỉnh này có chiều từ Đông sang Tây khoảng 771 km và từ Nam lên Bắc khoảng 634 km nghĩa khá dài và khá rộng, trong đó vùng đồi núi thưa dân chiếm tới 85% diện tích toàn tỉnh. Một câu hỏi buộc phải đặt ra, vì sao họ lại không chọn địa điểm xây dựng NMĐHN tại các vùng đồi núi Tây Bắc tỉnh cách xa vùng đồng bằng tập trung dân mà lại chọn cảng Phòng Thành, một thành phố cảng có tới hơn 71 vạn dân và chỉ cách biên giới  nước láng giềng “bốn tốt” có 60 km? Có thể dùng mục 2 và 3 nêu trên để trả lời, ngoài ra còn có thể nói thêm, xây dựng ở đó đường dây tải điện sẽ ngắn, đỡ tốn kém; chúng tôi sẽ tuân thủ các quy định của quốc tế v.v. Tôi ước mong là sự tình sẽ diễn ra đúng như vậy. Tuy vậy trong thâm tâm không thể không nghĩ tới điều: nếu không may có sự cố thì phía ta (tức Trung Quốc) chỉ có chưa tới 1 triệu người bị ảnh hưởng, chứ chú em “bốn tốt” chí ít cũng có tới 20 triệu dân vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ “được xơi no” chất phóng xạ! Ô hô! Ai tai! “Bốn tốt” mà lại chơi không đẹp như vậy sao? Hà nội ngày 1/8/2010 Nguồn: Bauxite VN