Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Thói háo danh của người Việt đương đại???

Danh và lợi luôn tồn tại song hành, Các cụ ta nói Mua danh ba vạn bán danh ba đồng, có những người cả đời dành trọn cho sự nghiệp, nhưng trong một lúc cao hứng nào đó nổi lên thói háo danh thích những sự phù phiếm mà bản thân chưa có được ở tầm đó, vậy là họ làm mọi cách để có được cái danh hão. Điển hình cho sự háo danh này chính là doanh nhân của ông chủ CaFe Trung nguyên, xét về mặt thương hiệu đúng là Trung Nguyên là thương hiệu hàng đầu của cà phê Việt Nam, nhưng việc bác này cấu kết với một số người trong giới trí thức tạm gọi như vậy vì họ đều có học hàm học vị GS-TS để tạo lên cái gọi là sách núp dưới  bóng một đề tài cấp nhà nước nào đó để được nổi danh. Đây đúng là một kiểu điển hình của sự tha hóa của Trí thức và doanh nhân trong thời đại mà chúng ta đang sống? Nó cũng là một ví dụ điển hình cho thấy giới trí thức bác học uyên thâm của Việt nam đang có những ngã rẽ thị trường, vậy là đã rõ khi mà các giá trị vật chất tầm thường đã làm lu mờ cả GS-TS của chúng ta, thì cái chất nhân văn trong họ cũng phai nhạt, một xã hội mà đề cao giá trị vật chất thì tất yếu các giá trị nhân văn không còn chỗ đứng, phải chăng xã hội chúng ta đang đề cao các ông chủ của các tập đoàn kinh tế hùng mạnh, mà quên đi tôn chỉ và mục đích của xã hội ta.
Ở ta là vậy nhìn sang các nước có trình độ sản xuất ở mức rất cao họ đang phải trả giá cho sự đề cao các giá trị vật chất mà bấy lâu họ tôn thờ và sùng bái, Nhật bản là một tiêu mẫu, chính vì nước nhật phát triển quá nóng trong một thời gian dài, vì vậy dân số của họ đang già đi một cách nhanh  chóng, sự tăng trưởng của họ về kinh tế khôn cân xứng với sự phát triển của con người, vì vậy đã xuất hiện những lớp thanh niên không hiểu truyền thống họ thông thạo các kĩ thuật cao, hơn các nghành nghề truyền thống, và xuất hiện xu hướng ko có lý tưởng, chỉ thích hưởng thụ các thành tựu của khoa học kĩ thuật, vì vậy các nhà đầu tư của nhật bản mới ồ ạt chuyển các dự án đầu tư của mình sang các nước phát triển.
Trở lại thói háo danh của người Việt gần đây không chỉ dừng lại ở các nhà trí thức, doanh nhân, mà có cơ hồ thâm sâu vào mọi ngóc nghách của cuộc sống, chỉ vì các cô cậu bé muốn nổi danh hơn người trong đám bạn để chứng tỏ một điều gì đó? thế là tung ngày một clip có tính chất phòng the lên mạng, lập tức được sự cổ súy của truyền thông bằng cách này hay cách khác, và họ đã nổi danh thực sự để cả cộng đồng và xã hội biết đến, hệ lụy cho sự nổi tiếng này đó chính là dự phiền phức mà gia đình phải gánh chịu dưới con mắt của cộng đồng nơi họ sinh sống, thói háo danh không dừng lại ở đây còn lấn sân sang lĩnh vực sân khấu hài, Gần đây nghệ sĩ Vượng Râu hùng hồn tuyên bố tôi là số 2 một con số nếu quả thực tài năng và đức đọ đến tầm đó của nghệ sĩ này đến tầm đó thì không bàn làm gì? nhưng liệu nghệ sĩ này dã là số 2? môt câu hỏi để có một câu trả lời tường minh thật khó, cá nhân tôi thì thấy bác này cũng thường thường bậc trung và cũng chưa có gì đặc sắc so với các bạn bè cũng trang lứa..
Vậy là đã rõ thói háo danh của người Việt đương đại chúng ta đang có nguy cơ biến xã hội  chúng ta đi tìm kiếm thói phù phiếm xa hoa danh và lợi.Nó đang ngày đêm ăn sâu vào máu của một số người đang đi tìm danh và lợi, họ không biết rằng họ đang tạo ra những tiền lệ nguy hiểm cho các thế hệ sau, tìm kiếm danh và lợi không bằng chính sức lực của mình, với một xã hội như vậy tất yếu chúng ta có ngày phải trả giá cho danh và lợi của những người hám danh và lợi.
Hóa ra làm trí  thức thời nay cũng thật khó để có cái danh và lợi họ phải liên kết với tầng lớp doanh nhân giàu có để kiếm tim  những bả vinh hoa trong xã hội, bất chấp cả thủ đoạn và cương vị để đạt được cái danh và lợi phải chăng đây là sự điển hình của thói háo danh, nếu vậy thật quả là đáng tiếc.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Bạo động của người H'mongở Mường Nhé???

Theo các nguồn tin chính thống và không chính thống. rõ ràng là có cuộc tụ tập đông ngươi ở Huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, tôi không đi phân tích khía cạnh chính trị, cái này dành cho cơ quan an ninh, nhưng ở đây có sự thay đổi về văn hóa. Người Hmong xưa đến nay luôn là những tộc người có thể nói là chưa thuần phục chế độ ta, họ có văn hóa ngôn ngữ riêng, và cũng riêng luôn về bản sắc, trong sâu thẳm họ mơ về một nhà nước tự trị, như kiểu mô hình khu tự trị tây bắc cách đây không lâu với một ông vua mèo Đèo Văn Long, vì sao vậy chúng ta đang sống một mô hình XHCN, luôn lấy dân làm gốc dân chủ và công bằng, thì sao lại có chuyện tụ tập đông người để đến lỗi các lực lượng an ninh phải vào cuộc với các công cụ vũ khí được tranng bị tận  răng, thậm chí an ninh còn huy động cả máy bay trực thăng để áp đảo một nhúm dân Hmong, tôi cũng không đi sâu vào việc đúng sai, về có một lực lượng siêu nhiên xuất hiện làm đồng bào lay động, để tập trung đông người  vậy họ muốn gì đây, đây chính là câu hỏi không dễ tường minh, với một tin đồn chưa được kiểm chứng mà đồng bào đã như vậy ? Điều này cho thấy sự lỏng lẻo của hệ thống chính trị nơi đây, tôi không có con số chính xác số cán bộ ở nơi đây nhưng cũng phải đến ngàn người của chính quyền cấp Huyện, nhưng họ đã làm gì ở đâu khi đồng bào với một tin đồn tụ tập đông như vậy, phải chăng ở đây đã mọc ra một tầng lớp người mang danh cán bộ mà không biết dân nghĩ gì làm gì, khi họ làm công bộc của đồng bào hay cũng là  một dạng thống lý mà trong tác phẩm viết về vùng cao của nhà văn Tô Hoài đã đặc tả qua tác phẩm "Chuyện Tây Bắc". Có một thống kê thú vị là các vị cán bộ ở đây cho dù cấp xã có chức quyền một chút là đời sống khác hẳn với phần con lại của người dân còn lại, thật sự nếu cán bộ giàu thì người dân được hưởng lợi vì nếu họ giàu một cách chân chính, nhưng ở đây có độ vênh về mức sống giữa dân nghèo và cán bộ.
Nhà Dân tộc học Từ Chi khi còn sống đã tâm sự với các môn đệ rằng khi tây nguyên không còn rừng thì thần, giàng và không còn nữa, theo một lẽ tự nhiên người dân nơi đây đã theo thiên chúa giáo làm cứu cánh cho tinh thần của mình, Mường nhé cũng vậy rừng đầu nguồn bị tàn phá không thương tiếc, con người nơi đây thiếu sự quan tâm thỏa đáng của chính quyền các cấp, vì vậy họ dễ bị lôi kéo để chở lại những gì mà cha ông họ đã tin và thờ phụng, vì vậy đạo Vàng chứ có cơ hồ tung hoành nơi đây , mặc dù bị cấm, nhưng họ vẫn theo, Theo một số nghiên cứu thì người Hmong có tính cộng đồng rất cao  vi vậy khi mà nơi đây còn đói còn nghèo thì việc xảy ra bạo động  và người dân "tin theo thuyết về một Miền Đất Hứa", và hẹn để "được đón về Trời".là điều hiện hữu. Đây là một tiếng chuông cảnh tỉnh nữa sau cuộc bạo động  Bắc giang , Cồn Dầu về sự xuống cấp của hệ thống chính trị nơi đây và không còn thuyết phục được những người  mà họ đang cai quản.
Thách thức của thời đại mới đang được đặt ra, cơ hồ không giải quyết rốt ráo những bài học đối với người dân bị tước đi những quyền cơ bản và lợi ích  chính đáng thì đó chính là một thách thức đối với các cấp chính quyền hiện nay, việc chậm đổi mới tư duy của một bộ phận không nhỏ quan các cấp sẽ đưa những đốm lửa nhỏ hình thành lên những ngọn núi lửa trong lòng chỉ trực có cơ hội là bùng lên, lúc đó thì không biết được điều gì sẽ xảy ra.


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

ĐÓI????

241.558 nhân khẩu bị đói
NNVN số ra hôm qua (26/4) có bài "Đa Lộc đói". Tuy nhiên, cái đói không chỉ diễn ra chỉ ở Đa Lộc (Hậu Lộc- Thanh Hóa) mà đang lan rộng ở  tỉnh Thanh.
Ngày 9/4/2011, GĐ Sở LĐ- TBXH tỉnh Thanh Hóa đã có công văn khẩn gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo tỉnh có biện pháp cấp bách ứng cứu đói cho hàng chục ngàn hộ dân trong thời điểm đói giáp hạt. Tuy nhiên, đến thời điểm này văn bản đó vẫn chưa nhận được chỉ đạo của UBND tỉnh. Chính vì thế tình trạng người dân đói, đứt bữa đang diễn ra trên diện rộng của tỉnh một cách đáng báo động. Con số mà ngành LĐ- TBXH nắm được cho đến thời điểm này, toàn tỉnh hiện có 241.558 nhân khẩu của 93.283 hộ dân đang rơi vào diện đói gay gắt.
Trước Tết Nguyên đán, Thanh Hóa được TW hỗ trợ gạo cứu đói với tổng số 4.300 tấn. Toàn bộ số gạo này đã được cấp phát đến cho các đối tượng để có gạo ăn Tết. Tuy nhiên, sau Tết tình hình giá cả các mặt hàng, nhất là lương thực, thực phẩm đều đồng loạt tăng giá khiến đời sống người dân, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn càng khó khăn hơn. Sở LĐ-TB-XH tỉnh này đã thành lập 6 đoàn đi kiểm tra tình hình đời sống của người dân và nhận thấy trong số 27 huyện, thị, TP của tỉnh thì có 6 huyện cam kết tự cân đối được nguồn lương thực để cứu đói cho nhân dân. Số còn lại đang rất cần sự hỗ trợ từ phía các ngành, các cấp. Theo tính toán, với 241.558 nhân khẩu đang bị đói cần khoảng 3.759 tấn gạo tiếp tế để giải quyết tạm thời giai đoạn đói giáp hạt này.
Bà Nguyễn Thị Lý- PGĐ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Qua kiểm tra, đối tượng đói giáp hạt phần lớn tập trung vào các huyện miền núi và vùng ven biển. Trong đó, 7 huyện nghèo thuộc vùng 30a được coi là trọng điểm của kỳ đói giáp hạt này”. Bà Lý liệt kê số nhân khẩu bị đói ở các huyện cụ thể như sau: Quảng Xương 21.940 người, Thạch Thành 19.906 người, Ngọc Lặc 16.667 người, Nga Sơn 16.284 người, Tĩnh Gia 15.915 người, Bá Thước 14.072 người, Cẩm Thủy 12.671 người, Mường Lát 9.042 người, Quan Sơn 8.200 người…
Ngày hôm qua (26/4), ông Mai Văn Ninh- Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đi thị sát tại xã Đa Lộc của huyện Hậu Lộc. Ông Mai Văn Ninh chia sẻ những thiệt hại mùa màng của nhân dân và động viên mọi người cùng đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu các Sở: KH-ĐT, Tài chính, NN- PTNT căn cứ vào nguồn kinh phí chống hạn của TƯ để ưu tiên bố trí kinh phí chống hạn cho huyện Hậu Lộc và hỗ trợ nhân dân bơm nước chống hạn. Yêu cầu huyện Hậu Lộc và các xã rà soát lại các hộ thiếu đói, đề xuất với các ngành chức năng của tỉnh kịp thời hỗ trợ gạo cho nhân dân một cách sớm nhất.
Các huyện Hậu Lộc, Triệu Sơn, Hoằng Hóa, Đông Sơn, TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn thì cam kết sẽ tự cân đối được nguồn lương thực để ứng cứu cho đồng bào. Song như NNVN hôm qua có bài: “Đa Lộc đói” thì thấy công tác cứu trợ cho số đồng bào bị đói ở các xã vùng ven biển của huyện Hậu Lộc hiện vẫn chưa thực làm được như cam kết.
Qua kiểm tra tình hình lúa chiêm xuân trên địa bàn của tỉnh, từ miền núi đến đồng bằng, ven biển, chúng tôi thấy thời vụ đã bị đẩy lên so với dự kiến ban đầu của ngành nông nghiệp. Ông Nguyễn Xuân Sang- PGĐ Sở NN - PTNT tỉnh Thanh Hóa cho hay: “Diện tích lúa chiêm xuân trà sớm sẽ trổ chậm hơn 17- 20 ngày so với khung thời vụ. Chính vì thế phải cuối tháng 5 lúa mới có thể cho thu hoạch”. Điều này cho thấy công tác cứu đói cho đồng bào thời kỳ này cần phải được tính đến một cách kỹ lưỡng.
Nguồn : báo nông nghiệp Việt Nam

P/s: Không thể chấp nhận được cả một bộ máy cồng kềnh, của tỉnh mà lại để dân đói trên diện rộng, vậy các cán bộ làm gì , khi dân đói nhỉ? toàn lới hứa ngọt ngào, rốt cuộc dân vẫn đói thật thảm thương cho người Thanh Hóa, câu chuyện này giống như chuyện cổ tích thời bao cấp, giờ chúng ta vẫn hô hào tiến lên công nghiệp hóa, nhưng rốt cuộc dân vẫn đói ở Thanh hóa? phải chăng đó là sự bất lực của bộ máy chính quyền nơi đây????