Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Điều ước của mùa xuân đang về!

Nguồn Internet
Thực lòng khi viết  những dòng của entry này tôi thật hạnh phúc, có lẽ chưa bao giờ tôi hạnh phúc như tết Tây năm nay, và thật lòng tôi rất vui khi ai đó cũng cảm giác như vậy.
Mùa xuân là là mùa của hạnh phúc và lứa đôi, thế giới đã đổi thay  người việt chúng ta cũng vậy có lẽ tết tây đang dần trở thành một ngày có ý nghĩa trong năm, vì vậy càng có nhiều năm là tết tôi càng cảm thấy hạnh phúc, sáng sớm lượn một vòng Hà Nội thấy bây giờ hà nội lạ lắm,  không còn cái cảm giác tĩnh mịch nữa thay vào đó, là cái ồn ã của chốn thị thành có lẽ Hà Nội bây giờ sắp trở thành Tokyo hoặc Pari mất rồi, vậy nét cổ kính và rêu phong còn đâu, nhưng có lẽ đã đến lúc thay đổi như cái tên gọi của chủ Blog.
Xót xa quá cụ rùa hồ gươm bị những kẻ ko có một chút lương tâm nhập rùa tai đỏ vào hồ làm cho cụ những vết thương  làm cho người Hà nội đau xót. dể đến lỗi TP phải thàn lập một đội cấp cứu và chống rùa tai đỏ.
Người Hà nội xưa nay luôn có cách sống tao nhã và hòa hợp với thiên nhiên, họ luôn tìm  cách chung sống  một cách sao cho tránh tổn thương đến thiên nhiên nhất, và luôn nâng liu và trân trọng những nét tinh hoa của người tràng an, và các gia đình Hà nội gốc đều quan niệm, xã hội có thay đổi  nhưng nếp nhà vẫn phải giữ, cho dù trong bối cảnh hiện nay người Hà nội vẫn phải gồng mình để bươn trải , hoặc tùng tiệm trong cuộc sống thường nhật, để không sa đà mà mất đi cái văn hóa đã đi vào thơ ca, nhạc, họa của biết bao thế hệ người Hà nội.đax nhiều công gây dựng.
Có những ngày rời xa hà nội mới biết, tôi nhớ nó biết chừng nào từng con phố , từng chị gánh hàng hoa mà ba mẹ thích mua vào mỗi sáng, phở Bát đàn thời bao cấp vẫn còn, và tôi nghĩ đến quán bia mà cha hay uống mỗi khi đi chơi thể thao về họ chỉ bán vào buổi sáng đúng 9h đổ bia ra chậu và mỗi người chỉ được mua một cốc, muốn uống hơn không bán ? và cũng chỉ bán một gói lạc giang và một ít đồ nhắm nhiều hơn thì chủ quán lắc đầu không bán, ở đây không có khái niệm thượng đế như chúng ta vẫn được gặp hàng ngày.
Và bóng dáng cha vẫn còn đâu đây trong những trang giấy của bao lớp thế hệ học trò, họ phục cha vì ông có kiến thức uyên thâm lại thông thuộc Đông- Tây, cả đời cha để lại cho chị em chúng tôi chỉ là những cuốn sách, và những công trình khảo cứu mà cả đời ông đúc kết trong suốt quá trình làm nghiên cứu khoa học.
Nhưng với tôi chừng đó cũng đủ để tiếp bước con đường tôi đã chọn là phụng sự cho dân tộc này theo đúng di nguyện của ông, tôi đang tìm những lối đi riêng cho mình mắc dù cũng biết bóng của cha là quá lớn , ước mong của tôi là đóng góp cho nghành tôi nghiên cứu bằng 1 phần mười số công trình khoa học là tôi cũng đã mãn nguyện rồi.
Nguồn Blog Đông A

Tôi còn nhớ cách đây nhiều năm  vào ngày 28 tết , khi còn bé ở cái thời bao cấp mọi nhà hối hả giã giò, chả tự làm gói bánh chưng cùng hàng phố đông vui và nhộn nhịp, ấy vậy mà cha đèo tôi lên Nhật Tân để tìm mua được một cành đào thật đẹp Cha bảo ăn bao nhiêu cũng hết nhưng ngày tết phải có cành đào thật đẹp,vì vậy đối với người Hà nội cành đào tết thật  đẹp là một thứ quà tinh thần vô giá không thể thiếu được trong ngày xuân,  và nhà thơ Lê Hải  Anh đã hốt lên:
Hà Nội ơi, biết bao giờ trở lại
Những chiều xuân qua Quảng Bá, Nhật Tân
Với đào, quất và muôn hoa khoe sắc
Với tiếng còi tàu hối hả gọi xuân
Với nỗi buồn của người xa Hà nội xin mượn mấy vần thơ để nói lên tâm trạng của tôi lúc này, để nói với ai đó
Anh không về mẹ nhớ anh muôn phần
Hà Nội nhớ...và nhiều người cũng nhớ
Nhưng nơi xa mong em  đừng trăn trở
Em hãy chờ...anh nhé!...Tết đến rồi !. "
Và điều mong mỏi và ước nguyện lớn nhất của tôi là hãy giữ lại những nét văn hóa hào hoa,  thanh lịch của người Hà nội xưa để mang đến một nét riêng nhất của một thành phố cổ kính, u tịch mà thanh tao, xây dựng một  chuẩn mực mới cho người Hà nội ngày nay sao cho xứng danh là người Thủ Đô của dân tộc Việt. 


1 nhận xét:

  1. hì, tết thời bao cấp vui nhỉ anh, anh thật hạnh phúc khi sống trong 1 gia đình như thế, phải luôn vui vẻ và tin tưởng anh nhé!!! hì
    hạnh phúc sẽ đến với anh mà!

    Trả lờiXóa