Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

văn hóa bản địa

  Tờ báo Tuần Việt Nam Net có 2 bài nói về các lễ hội liên quan đến các con vật như trâu lợn... nói chung là các con vật rất gần gũi với người dân chúng ta, một số tác giả này đã mạnh miệng tuyên bố kiểu như là lên xóa bỏ các lễ hội này, nhưng họ hầu như chả đưa ra được những chứng cứ sát thực nhất  về phong tục tập quán cũng như đó chính là nét sinh hoạt độc đáo của các dân tộc này, và lẻo mét võ đoán thật hết biết với đám người có hơi hướng hải ngoại này họ đang thu hưởng những văn hóa tinh hoa của nước phương tây xa xôi cái gọi là văn minh, nhưng cũng bế tắc ngay trong chính các giai tầng họ sống, ở đó những người dân bản địa cũng chỉ coi họ là những công dân hạng 2, 3 thậm chí còn bi đát hơn và chả có quyền bầu cử. Vậy câu hỏi được đặt ra sao họ không cải tạo ngay cái văn hóa của các nước sở tại để cho họ được ưu tú hơn trong mắt người nước ngoài nhỉ!
Trước khi họ lên mặt dạy những người làm văn hóa trong nước bỏ các lễ hội này, bất kỳ một sự việc nào cũng có tính hai mặt của nó không thể vin vào cái mới để bỏ cái cũ khi cái mới cũng chưa được người dân chấp nhận.
Một lần nữa yêu cầu những đám người này khi viết về các vấn đề văn hóa lễ hội, thì không thể như con ếch ngồi đáy  giêng đóng nắp lại và kêu sột soạt với nhau, và tự cho mình là văn minh, mà muốn bỏ cũng phải được chính cái nơi sinh ra nó bỏ đi thì mới có tác dụng.
Họ đang lợi dụng tờ báo mạng này như một dạng công cụ để tấn công các vấn đề văn hóa, mà bản thân cũng chả hiểu gì, cứ mình đang cầm thanh gươm công lý vung vãi và ban phát văn minh. Nhung thực ra cũng chỉ là một đám người đang muốn quay lại thời kỳ theo đuôi của đám thực dân kiểu mới ngõ hầu kiếm lợi danh cho mình. Kể cũng đáng thương cho đám người này

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Cô của em !!!

Có một  thời như thế đó ngày 20-11 các thầy cô đều đề cao giá trị nhân văn vì đó chính là ngày tôn vinh các thầy cô, tôi nhớ khi còn học lớp 7B1 với chiếc xe đạp cà tàng cùng các bạn rồng rắn đến nhà cô chơi ở mãi tận Thành công, xa lắc thế mà cả lớp cứ vừa đi vừa chữa xe cũng đến được nhà cô, thật cảm động khi cô xuống tận chân cầu thang đón các em học sinh của mình vào nhà, mà chúng tôi ky cóp cả lớp cũng chỉ đủ mua một bó hoa hồng to đùng và 2 khung ảnh kỷ niệm,  nếp nhà đơn sơ như mọi người của thời  kỳ bao cấp vừa chấm dứt, trong nhà cô chả có gì đáng giá ngoài những bức tranh hoa, và phong cảnh của Trung quốc, lạ nhất là cô rất tự hào về những bức tranh đó thế mới lạ chứ, cô kể cho cả lớp nghe về lại lịch của từng bức tranh, và rất đỗi tự hào về những anh chị học lớp trên, người thành đạt người thì đi bộ đội hoặc có những người bỏ ngang cho dù đó là những người hoc ở Am, trong câu chuyện cô chả bao giờ nhắc đến từ học sinh hư hay cá biệt trong lớp, mà cô chỉ nói anh, chị này hay nghịch thế thôi, chúng tôi càng nghe càng thấm thía những bài học về đạo đức của nhà giáo, tôi tin những bài học sinh động  về đạo đức  nhà giáo, như vậy vẫn theo suốt chúng tôi  trong cuộc đời này.
Lũ chúng tôi vừa nghe chuyện vừa uống nước chè xanh và ăn rất nhiều kẹo bột của nhà cô, mặc dù ở nhà tôi hàng đống tôi chả bao giờ động đế, nhưng sao hôm đó tôi thấy ngon thế, loáng một cái cô phải đi lấy thêm, bọn con gái chúng ăn nhanh thật.
Hôm nay khi gặp mặt nhau để đến thăm cô, tóc cô nay đã bạc gần hết nhưng đôi mắt vẫn chưa phải đeo kính, cô nhận ra tôi ngay vì tôi có những ấn tượng không thể làm cô quên được, tôi học cũng khá phải mỗi cái tội nghịch thì chả ai bằng, ngày đó ao cá trước trường cứ xểnh ra là tôi lại đi câu hoặc giăng lưới , để bắt cá, đến lỗi lớp tôi luốn bị trừ  điểm thi đua vì cái tội này của tôi, và chả biết suốt những năm học đó tôi viết bao nhiêu bản kiểm điểm, và mỗi lần như vậy cô đều ôn tồn phân tích điều hay lẽ phải cho tôi làm cho tôi ngộ ra nhiều điều mà đến hôm nay vẫn còn thấm thía, Cô ơi  tóc cô đã bạc nhưng chắc những bài học dạy làm người cho em thật thấm thía, bây giờ sao chúng ta làm giáo dục khó thế ? bệnh thành tích, hình như đã ăn sâu vào tâm trí nhà giáo rồi hay sao ý .
 Làm sao chúng ta có thể khắc khoải, và mong mỏi cho đến ngày xưa cô nhỉ em chỉ mong có một ngày nào đó các nhà giáo của chúng ta hãy gạt qua mọi lỗi lo của cơm- áo -gạo tiền thường nhật để trả lại cho nhà giáo các danh hiệu cao quý này đó lòng nhân của người thầy. Kể cũng khó lắm thay nghành giáo dục vì tiêu chí của xã hội ngày nay đã đảo lộn rồi .

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

INSTALLATION món ăn khó nhuốt !!!

Vậy là đã sắp kết thúc thập niên đầu tiên của thế kỉ 21, tình hình văn hóa nghệ thuật của nước nhà thật đáng báo động cơ hồ như chúng ta sắp thoái trào, những tác phẩm làng nhàng ở tầm văn hóa thấp ra đời hàng ngày, thậm chí hàng giờ để phục vụ số đông những người muốn thưởng thức văn hóa ăn nhanh bất chấp lý  luận và tư duy.
   Vậy khi văn hóa đích thực lâm vào ngõ cụt, trước những ham muốn và khát khao bộc lộ tư tưởng chững hình thức nghệ thuật mới . Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ đi sâu vào mảnh đất quen thuộc của mình đó là nghệ thuật tạo hình hiện đại, và tác động của nó đối với công chúng yêu loại hình nghệ thuật này .
Installation cũng đã châm ngòi cho cuộc  trường chinh trên quê hương nước Việt của chúng ta nó sớm được một số tác giả trẻ đưa vào mục đích sáng tác của mình, với Đặng Thị Châu Khuê một không gian sắp đặt tại Bảo tàng dân tộc học cũng chưa thỏa mãn hết ý tưởng của bà, hoặc tỷ tác phẩm rằm tháng 7 của họa sĩ Bảo Toàn , đã ghi dấu đậm nét, và chúng ta không thể không nhắc đến đó là Đào Anh Khánh với những tác phẩm của anh ghi dấu từng chặng đường phát triển của loại hình nghệ thuật này, Cũng rất may cho số đông khán giả Việt những tác phẩm sắp đặt này đều có hơi hướng  của dân tộc, vì chất liệu tạo lên tác phẩm của họ đều từ Tranh, Tre, phên dậu, võng gai, bu gà, rọ lợn, mành mành, hương nhang. Rõ ràng với các chất liệu dân gian như vậy họ đã cho những người thưởng ngoạn loại hình nghệ thuật này đỡ sốc hơn với những kiểu sắp đặt của phương tây, còn nhiều đáng bàn về các loại chất liệu này nhưng đây là một ngả đường mới cho nghệ thuật đương đại Việt nam, làm cho công chúng được hưởng lợi.
Thật lòng tôi kỳ vọng vào sự khai phá, và phá cách của các tác giả trẻ vào mảnh đất này, hơn là hội họa giá vẽ, và một lẫn nữa chúng ta thấy các tác giả  việt của chúng ta chưa đến nỗi mất gốc khi tiếp thu các loại hình nghệ thuật mới mẻ này, với Việt nam chúng ta tinh thần phương đông và nho giáo đã ăn sâu và bén rễ lên không thể một sớm một chiều bị khuất phục trước văn hóa ngoại lai được.
Nhiều nghệ sĩ trẻ của chúng ta khi Tây học đã được học về cách tạo hình phương tây rõ là đã nếm món pho mát  đã rất khó nuốt nhưng miếng pho mát văn hóa này khi du nhập vào Việt nam càng trở lên khó nuốt hơn rất nhiều, Một trung tâm văn hóa Pháp , Một Viện Gớt , giữa lòng thủ đô và một số quỹ hải ngoại đang cổ vũ  cho các nghệ sĩ để làm loại hình nghệ thuật  này nhưng xem ra  trừng đó là chưa đủ để  đưa loại hình nghệ thuật này đi vào cuộc sống, nó vẫn là mảnh đất riêng, sân chơi nho nhỏ của nhóm nghệ sĩ tiền phong.
Installation được nhóm vị lai của Marinetti ở Ý- 1909, tuyên ngôn Siêu thực của Breton ở Pháp - 1924. Và sau khi Duchamp nổ phát đạn đầu tiên bằng cái bệt vệ sinh trong một triển lãm, và Moholy Nagy, Schwitter ngay sau đó đã châm ngòi cho loại  hình nghệ thuật  này, và quá trình nhân giống được giới tạo hình Châu âu Trình diễn suốt mấy chục năm nay, khi thể hiện món này đòi hỏi nghệ sĩ phải có cảm xúc  khái quá, tính trí tuệ , và nắm được nhiều ngôn ngữ tạo hình khác nhau, mà qua đó nó tải được những thông điệp mà các loại hình nghệ thuật khác không làm được.
Vậy là một loại hình nghệ thuật mới đã có chỗ đứng trong lòng công chúng Việt nam, để nó phát triển và hòa nhập với dòng chảy văn hóa Việt nó đòi hỏi những nghệ sĩ theo đuổi loại hình nghệ thuật này phải có tầm tư duy lớn, bao quát , và vốn văn hóa phong phú mà những cái này hình như các trường Mĩ Thuật Việt nam không có trong giáo trình, vì vậy trên con đường đi tìm dòng chảy văn hóa này nếu không có sự quan tâm của các cơ quan văn hóa  thì nó mãi vẫn là cái đuôi của thế giới, mà chúng ta đừng mong hòng có tác phẩm xứng tầm thời đại.

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

một thời đã qua!!!

Hồ gươm thơ mộng trong mắt ai
Tôi đứng bên này vĩ tuyến
Thương về năm cửa ô xưa
Quan chưởng đêm tàn dẫn lối...
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu giấy đường hoa phượng vĩ
Nhớ thương biết mấy cho vừa
(Nhớ Hà nội của Nguyễn văn Tỵ)
Theo một số nhà nghiên cứu về văn hóa Hà Nội, thời vua Tự Đức mặt Hồ Gươm còn khá rộng, phía bắc sát hồ Hàng đào nay là phố Hàng Đào, mặt nam vượt qua đường Hàng Khay, phía tây giáp với nhà thờ lớn, phía đông giáp Sông Hồng như vậy Hồ Gươm vào thời này rất rộng chứ không như cái ao tù bây giờ, vào những năm còn thời kỳ bao cấp những năm 1954- đến những năm 80, Hồ Gươm đơn giản là nơi dạo mát, và ăn kem của người dân, và chỉ thực sự đông đúc khi vào các ngày lễ tết. Nhưng theo thời gian nơi đây biến thành một ngôi nhà lớn giữa thủ đô của những người vô ra cư kéo đến sinh hoạt hàng ngày. Và xung quanh Hồ gươm bao câu chyện bi hài đã xảy ra, vào buổi sáng tinh sương vật vã mấy cô gái vừa đi ăn sương ngủ vạ vật trên ghế đá, vừa thấy bóng dáng các cụ đi tập thể dục đã biến mất dạng.
Xưa vào khoảng 4h30 những người ăn mày ngủ trên các toa tàu điện tỉnh giấc  và để 5 h cho các toa tầu chạy và họ lại đi tìm một hành trình kiếp ăn mày của họ, hồi đó có 4 tuyến để tàu điện chạy Hàng khay- phố Huế - chợ Mơ, Hàng đào Chợ bưởi, Hàng Lược đi Hà Đông , Hàng Bông đi cấu giấy, tiếng chuông của xe đạp tiếng leng keng của tầu điện đã đi vào tiềm thức của biết bao thế hệ người Hà Nội, nay chỉ còn trong giấc mộng của tiếng gọi Hà Nội xưa.
Hồ Gươm đã nuôi sống bao thế hệ những người bán hàng rong, họ hành nghề từ bơm vá xe đạp, cờ thế, quà vặt, và món tôi yêu thích nhất đó  kem bông một chút đường quay lên có một cây kem bông to đùng và hình ảnh này sẽ theo tôi suốt cuộc đời này.
Trên mảnh đất của Bưu Điện Bờ Hồ ngày nay xưa kia là chùa Báo Ân , do tổng đốc Nguyễn Đăng Giai hưng công xây dựng trong thế kỉ 19, sau pháp phá  xây nhà Bưu Điện,dấu tích còn lại chỉ là ngỗi tháp Hòa Phong, bên cạnh Hồ Gươm.
(còn nữa)

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

một thời đã qua!!!

Ai đã từng sống ở Hà Nội vào thời khắc của thời kỳ bao cấp, đều thương cảm và xót xa với đời sống vật chất chẳng lấy gì làm dư giả chung của toàn xã hội , vào thơi kỳ đó việc lo ba bữa ăn hàng ngày trở thành gánh nặng cho toàn gia đình và mỗi khi được ăn giò, chả thì đó chính là tết rồi . Ây thế mà có những giá trị về văn hóa thì bây giờ các vàng chúng ta cũng chẳng có được tỷ như tình làng nghĩa xóm, tình cảm hàng phố nó thắm đượm chất nhân văn của người Hà nội trong các khu phố,  kiểu như nhà  bên cạnh có nồi canh ngon đều thích chia sẻ với bà con hàng phố, em bé nhà bên bị ốm cảm cúm hàng xóm tìm mấy cây thuốc nam quanh nhà chế biến thành thuốc là khỏi ngay, trẻ con ngoài buổi học trên lớp buổi còn lại ở nhà vui chơi, thỏa mái với các trò chơi dân gian, điều này minh chứng rằng không phải cứ học nhiều là đã thành người tài, vấn đề là cách học và khả năng tư duy độc lập của cá nhân.
Nhưng những năm gần đây nghành GD hình như họ đã lãng quên điều này, cho dù họ đang cố nhồi nhét vào đầu những đứa trẻ của chúng ta cái gọi là kiến thức của thời đại, hệ lụy cho việc này đó là người học cảm giác càng học càng dốt. Và tỷ lệ thất học ngày càng gia tăng.
Và với lý do chúng ta sống trong thời kỳ hội nhập sâu rộng trong thế giới của sự toàn cầu hóa về văn hóa, và văn hóa Việt của  chung ta xuống đến mức thảm hại dạng như, xin lỗi , cảm ơn là sự xa xỉ đối với đại đa số người dân , học sinh thì có thể ngay lập tức đánh nhau vì những lý do rất người lớn, đó là tranh nhau tình yêu. Vấn đề giáo dục tình dục cho giới trẻ vị thành niên bây giờ trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết, nhưng chúng ta chỉ có hô hào và xong đâu lại đóng đấy qua các chiến dịch thông chẳng còn đọng lại gì. Mặc dù chúng ta đã bỏ ra hàng đống tiền phung phí.
 Thường thức văn hóa bây giờ chả khác gì như những người phàm phu tục tửu, tỷ như khi bước vào một bữa tiệc, đáng ra chúng ta  thưởng hoa, ngắm nguyệt một cách thanh tao nhã . Nhưng bây giờ chẳng ai muốn làm tao nhân mặc khách mà chỉ muốn làm tiều phu đốn củi., ăn nhanh sống gấp hưởng thụ tất cả mà chả đếm xỉa đến văn hóa của  dân tộc mình,  đó chính là một  bộ phận không nhỏ người Việt chúng ta, đây chính là một tính xấu mà cần phải lên án cho dù đó là giai tầng nào.
Chúng ta hô hào giữ gìn bản sắc dân tộc , nhưng bản sắc là gì thì chẳng ai định nghĩa chính xác do đó dân gian tha hồ mà sáng tác đào bới những vốn văn hóa  được cho là quái dị, đến tiền nhân cũng không thể nhận ra.
(hết phần 1)

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Vùng cấm !!!

chúng ta đang sống trong những thời khắc vô cùng nhạy cảm với các vấn đề chính trị, mỗi một lời phát biểu có tính không xây dựng, cho một cá nhân hay một tổ chức nào đó rõ ràng có những tội tày đình, nhưng đều bị gán cho một tội và bắt giam. Vậy  là đã rõ ai vi phạm vùng cấm người đó sẽ phải trả giá, nhưng có một thực tế rằng là cũng chẳng có cơ  quan công quyền vạch ra những vùng cấm này, cấm đến đâu chúng ta chúng ta chưa có chế taì cụ thể cho các bác blogger. Các điều luật cho các vụ việc cụ thể naý ko rõ ràng dẫn đến cơ quan công an áp dụng kiểu gì cũng được, vì vậy trong giai đoạn này có lẽ cách thông minh nhất cho các bác blogger là đóng cửa giả câm, giả điếc và mù thông tin.
Nhưng điều trớ trêu nhất là các bác được tạm gọi là Blogger gọi là có chút "tiếng tăm" trong cộng đồng mạng, lại quay lưng lại với những đồng nghiệp khác, và luôn cho mình tự cao tự đại cho mình là nhất, và cũng ngang ngược tạo ra cái gọi là kiểm duyệt, để tạo ra những vùng cấm vô hình, mà đau nhất họ đang hưởng thái bình của các nước tạm gọi là dân chủ hơn chúng ta, như vậy đủ thấy thất bại của đám người này đó là chẳng có chính kiến gì. cho dù có xưng danh là gì. Kể  ra cũng là một dạng Bá Kiến trí thức thời nay thui. Thật đáng tiếc...

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010

Đã bị bắt !!!

Vậy là đã rõ cái điều chúng ta không mong đợi đã đến, một mặt các quan của chúng ta đang ra sức cổ động cho các đại biểu Quốc hội phát biểu để trấn an dân chúng qua 2 vụ Bauxte, và Vinasin, nhưng mặt khác các quan theo đường lối dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã ra lệnh bắt những người đấu tranh ôn hòa, có thể nhận xét hóm hỉnh rằng cuộc đấu này còn đang tiếp diễn từng ngày từng giờ giữa nội bộ các quan để tranh vị trí độc tôn trong đảng của chúng ta chúng chỉ tạm dừng, khi kì đại hội kết thúc, như vậy có thể thấy rằng con đường đi lên dân chủ theo kiểu XHCN của chúng ta hiện nay gập ghềnh và chông chênh biết bao, khi mà chúng ta sắp phải quay lại thời kì sống trong sợ hãi khi mà nói lên một phần của sự thật.
Thực ra càng bắt bớ trong thời điểm này, thì càng chứng tỏ một điều là nhân dân ta đang đúng chính nghĩa bao giờ cũng thắng bạo tàn, xưa kia Bác Hồ của chúng ta khi lập nước có bắt bớ ai đâu khi người ta nói lên chính kiến có tình thần xây dựng, yêu  nước của mình, và Bác của chúng ta sử dụng hầu hết những người yêu nước, yêu dân tộc mình, như vậy chúng ta mới đang được hưởng thái bình như hiện nay. Vì vậy theo ngu ý của người viết Đảng ta cứ cho họ nói có ý kiến chưa đúng chúng ta dùng lý luận để đáp lại, những ý kiến đúng chúng ta xem xét và điều chỉnh theo hướng có lợi cho dân tộc và đất nước.
Chỉ có tiếp thu thật nhiều ý kiến  thậm chí trái chiều của người dân, thì Đảng mới có thể nhận ra những khiếm khuyết của mình và trên con đường đi tới đích mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, chúng ta phải chấp nhận nó như một phần tất yếu của lịch sử, thì mới ngõ hầu có ngày đất nước chúng ta mới đi được đến đích cần đến. .

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

cuộc chiến truyền thông

Vậy là đã rõ các quan của quốc hội đã tạm liên danh với nhau như quan Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông và Dương Trung Quốc...
Đã đăng đàn và đề nghị các bác của chính phủ phải giải trình về 2 vấn đề chính đó là Vinasin, và bauxtie ở Tây Nguyên, họ mạnh dạn đề nghị thành lập một ủy ban lâm thời để diều tra 2 vụ việc trên.
Điều này cho thấy lâu nay quốc hội làm luật thì nhiều nhưng điều luật cho các quan kiểu này chưa có, vì vậy rất khó có khả năng ủy ban này được ra đời, vậy là một lần nữa xung đột lại xảy ra giữa 2 nhánh hành pháp và luật pháp, sau khi bị chất vấn các quan thuộc chính phủ đăng đàn trả lời, nhưng đa số ý kiến đều bảo vệ quan điểm của mình đúng và thậm trí như quan của bộ tài chính còn tính nợ của Vinasin vào nợ công quốc gia, và coi đó là việc đã rồi, những tài sản bỏ hoang khắp các tỉnh thành nếu để khôi phục và đưa vào sử dụng thành dự án khả thi thì còn nhiều tiền vốn hơn cả mức tổng đầu tư( một số ý kiến của chuyên gia  kinh tế).
Bác Quan của bộ tài nguyên môi  trường còn tuyên bố hùng hồn các hồ chứa bùn đổ của ta có khả năng chịu đựng được động đất 7 độ rích te, và tốt nhất thế giới hiện nay, nhưng bác quan này đâu biết rằng khị Hung-ga-ri thiết kế hồ chứa bùn đỏ theo công nghệ thải ướt,   họ cũng tuyên bố hùng hồn hơn cả bác như vậy, nhưng sự cố tràn bờ vẫn xảy ra, và người dân phải  hứng chịu và lãnh đủ , khi các quan tuyên bố như đúng rồi thế.
Quốc hội của phiên họp kì này nóng thật, những cái đầu vì dân tộc thì ít và những cái đầu bảo thủ và cố tình biện minh cho nhóm lợi ích của địa phương, nghành mình nhiều quá.
Mọi quyết định và hành động của các quan của chúng ta hiện nay  nếu không đặt lợi ích của quốc gia dân tộc làm trọng, thì sau này các thế hệ kế tiếp của chúng ta sẽ phải trả những cái giá rất đắt, và đôi khi chúng ta chẳng bao giờ tưởng tượng ra. Không biết lúc đó các quan quyết  tâm khai thác Bauxite nghỉ sao nhỉ! Một câu hỏi mà chỉ có thể tường minh khi lịch sử đã sang trang.
Một lần nữa để làm quan thanh liêm và chính trực kể cũng khó lắm thay! như  các quan của quốc hội. Nhưng tôi tin sẽ có những vị quan  như vậy.