Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Thăm mộ Hàn mặc Tử

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22-9 1912 – mất 11-11năm 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt nam , là người khởi xướng ra Trường thơ loạn
Hàn Mặc Tử cùng với Quách tấn, Yến Lan, Chế lan Viên được người đương thời ở ình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Nghe danh đã lâu và tôi đã từng cảm tác nhiều bài thơ của ông nhưng chưa một lần được đến thăm vùng đất Quy nhơn của Ông nơi cư ngụ cuối cùng của của cuộc đời thi sĩ  tài hoa và mệnh yểu? Những áng thơ của ông làm người đời sau liên tưởng đến những vùng đất yên bình và lãng mạng.
Nói đến thơ của Hàn Mặc Tử người ta nghĩ ngay đến tính  lãng mạn của nó, một số nhà phê bình đánh giá cao một số bài như " Đây thôn vĩ dạ"
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Cả bài tôi đều thích, nhưng hôm nay đi thăm mộ người tôi thích khổ thơ cuối, khi ngồi cùng các bạn nhâm nhi cafe ở quán có tên gọi  là hoàng hậu, phóng tầm mắt nhìn ra biển Quy nhơn tôi thấy mộ người được chôn ở đây thật tuyệt ? Ngôi mộ của họ Hàn cũng đơn giản, không cầu kỳ kiêu xa tráng lệ, nhưng dưới lớp đá hoa cương có một cái gì đó trang nghiêm và nghiêm cẩn, giản dị, mộc mạc đầy chất trữ tình cũng như cộc đời của người nằm đây.
Khởi đi từ Tình Quê, Bẽn Lẽn, Đây Thôn Vỹ Dạ... nguồn thơ Hàn Mặc Tử phong phú như dòng sông mở ra đại dương mênh mông bát ngát, càng ngày càng xa bờ hiện thực, bến lãng mạn... để tiến vào thế giới tượng trưng, trừu tượng, siêu thực, mà người thơ là một thứ Sứ giả mang Thông điệp Tình yêu của Thượng Đế đến với nhân loại. Những thi tập Hương Thơm, Mật Đắng, Máu Cuồng Và Hồn Điên, Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khí, khi ra đời, người đương thời không hiểu đã buông lời nguyền rủa: "Thơ với thẩn gì! toàn nói nhảm." Nhưng rồi thời gian đã công nhận đó là những hạt trân châu quý hiếm trong Thơ ca Tiền chiến, đúng như khi xưa Chế Lan Viên đã hùng hồn khẳng định, và ngày nay Phạm Duy đã phổ thành Trường ca.
Hàn Mặc Tử  là một hiện tượng lạï lùng trong Thơ Tiền Chiến. Ông làm thơ từ năm 16 tuổi, lúc mất chỉ vừa tròn 28. Bắt đầu sự nghiệp bằng thể thơ Đường luật, vốn là thể thơ vô vàn khó khăn về luật tắc, nhưng dưới tay Hàn vẫn mượt mà tươi mới như thường:
Nằm gắng đã không thành mộng được
Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi
 Hàn Mặc Tử là môt ngòi bút đáng trân trọng và cảm phục. Cả cuộc đời ông đã sống để biến đau thương thành sáng tạo. Từ trong tột cùng của những đau thương nhói buốt chàng thi sĩ họ Hàn ấy vẫn khao khát được sống và được yêu... Hàn là hiện thân của nỗi đau đời đến tận cùng nhưng cũng là hiện thân của một nghị lực thơ ca mạnh mẽ đến tận cùng. Trước bờ vực của cái chết chàng vẫn không thôi sáng tạo và khao khát yêu thương, sẻ chia...

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Tham lam và bá quyền???

Trung quốc vẫn là Trung quốc họ đang chuẩn bị cho vai trò siêu cường của minh, trên bản đồ thế giới, tham lam vô độ, tàn ác vô cùng, luôn muốn người dân nước xung quanh phải thuần phục tinh thần Đại trung hoa của họ, trong lịch sử vì chúng ta sống cạnh nước lớn cho dù, muốn hay không muốn chúng ta vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều, theo một nghiên cứu sơ bộ Trung quốc ở thời kì nào cũng vậy cứ khoảng vài chục năm họ lại gân hấn với chúng ta một lần, để giành đất đai và đòi chúng ta phải thuần phục và " triều cống", như chư hầu. Miệng của họ một mặt thì hô hào không hề gây hấn với ai cả, và yêu chuộng hòa bình,mặt khác họ lại thi triển một bản nhái  của tàu sân bay từ thời Liên xô cũ, để răn đe các nước láng giềng, họ phát triển lực lượng hải quân với tấc độ nhanh nhất có thể, hòng biến đường lưỡi bò ỏ biển  trở thành hiện thực, với các phép thử có tính chất như thật này họ đang thử thách lòng yêu nước của người Việt chúng ta, bằng cách dọa bắn ngư dân, cắt cáp tàu thăm  dò, với sự hộ tống của tàu hải dám nhưng thực chất là tàu hải quân hoán cải, chỉ có thiếu súng và tên lửa là hoàn chỉnh, đôi đầu với các bác tàu khựa hiện nay có thể nói là khó hơn thời cha ông của chúng ta, vì khoa học kĩ thuật quân sự của họ đã tiến xa hơn chúng ta rất nhiều, nhưng cũng ko vì vậy mà họ giành ưu thế trên biển đông được chúng ta vẫn có thể thắng, bằng cách riêng của chúng ta, nhưng trước hết phải tạo ra sự đồng thuận của người dân, trong  nước và quốc tế, chỉ có như vậy thì chúng ta chả sợ mấy ông tàu khựa, chúng ta không thể như hiện nay, giới tướng lĩnh quân đội phát ngôn một kiểu, bộ ngoại giao lại phải giải thích lại các thuật ngữ, thủ tướng thi hô hào bảo vệ chủ quyền biển đảo một cách khác, vậy ai là người nắm quyền ngoại giao ở nước mình nhỉ?
Có lẽ giới quân sự, chính trị ở  Trung quốc đang có nhiều bất ổn, Một viên tướng Lưu Á Châu đào bới quá khứ, văng tục vào hiện tại, hô hào dân chủ, vì vậy mới có chuyện một mặt cấp cao nhất của họ vẫn miệng hô hòa bình tại diễn đàn an ninh Asean, mặt khác thì tàu hải quân hoán cải vẫn tung hoành, ngang ngược trên biển đông, đe dọa vũ lực với các nước láng giềng, nhưng họ phải nhớ đây không không phải là các khu tự trị, là họ có thể đàn áp một cách dã man như đã từng làm ỏ Thiên an môn, hoặc Cáp Nhĩ Tân được, Việt nam là đất nước có chủ quyền, ai đó có thể nhu nhược thuần phục để duy trì quyền lực, nhưng người dân Việt thì không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ xâm lược, cho dù là một tấc đất, một cm biển của chúng ta.  Đoàn kết là sức mạnh, người dân Việt luôn đoàn kết để đánh bại mọi mưu đồ bá quyền của ông bạn láng giềng, nhưng chưa bao giời hữu nghị này cả?