Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Ng­ười về cõi vĩnh hằng

Entry dành tặng cho người Bác mà tôi yêu quý! 
Nguồn: Internet- Đảo cò Chi lăng Nam - Thanh miện - Hải dương

Đã có lần tôi nói rằng Hà Giang là quên hương thứ 2 của tôi điều này tôi chẳng bao giờ quên được những ngày tháng sống và chiến đấu trong quân ngũ ở mặt trận Vị Xuyên.Ở đó đã ghi dấu đời quân ngũ với những kỉ niệm,  suốt đời tôi không thể quên những người bạn là lính đồng đội  của tôi.
Nhưng còn một góc khuất của cuộc đời đó là những năm tháng tôi cùng ở với Bác mỗi khi mùa hè đến, tôi ko chịu nỗi cái nóng của Hà Nội cha mẹ đều cho tôi lên đó nghỉ hè, và chính ở nơi đây những năm tháng tuổi thiếu niên đã ghi dấu đậm nét, vào những năm tháng cuối thập niên bảy mươi tôi có một người Bác là bác sĩ của bệnh viện  tuyến Huyện , vì không chịu nổi cái cách làm việc tùy tiện của ông giám đốc bệnh viện, Bác tôi đã xin lên Hà giang công tác ở một vùng mà chẳng người kinh nào dám bén mảng vì ở đó rừng thiêng nước độc của Lâm trường Na Hang thuộc Bắc Quang Hà tuyên Cũ này là Hà giang. Và ở đó ông được suy tôn như một ông thánh sống vì đã cứu được rất nhiều người dân tộc khỏi những bệnh thông thường, mà trước đó họ chẳng bao giờ được tiếp xúc với các loại thuốc này, chính vì vậy người dân ở vùng đó rất quý và thương yêu ông, bao nhiều sản vật của núi rừng mỗi khi họ săn bắn được ông đều được chia phần.
Phong cảnh Hà giang- nguồn Internet

Chính vì lẽ đó ông được bà con cắt đất cho ở cái thị trấn Việt Lâm mà bác Sầm đức Xương nhà ta đã làm công bộc cho  các bác dạng như bác Tô chủ tịch về cái khoản Nô lệ tình dục thời hiện đại.
Nơi đó những năm tháng cuối thập niên 80 đó là một vùng đất thật đẹp, non nước và rất nhiều cây gỗ quý trong rừng, tôi nhớ những tháng ngày sống ở đó thật tuyệt mặc dù ngày đó để xếp hàng ở bến xe Gia Lâm để mua vé ôto lên đó là một cực hình có khi 2, 3 ngày mới được mua vé, và hành trình lên đó thật dài và đường khó đi mất khoảng 2 ngày mới tới nơi, nhớ nhất đó là ngồi Ô tô đi trên đường từng hàng cây, cứ sát sạt vào nóc xe ca nó làm tôi liên tưởng đến cuộc sống thiên đường của con người hòa hợp với thiên nhiên.
Những năm tháng cuối đời Bác tôi không sống ở Hà giang nữa,  Người ta bảo " lá rụng về cội" ông cũng không thoát khỏi quy luật đó, ông muốn về nơi mình đã sinh ra và lớn lên để thêm gần gũi với tổ tiên.
Cách đây 3 năm vào những ngày đông giá rét, tôi cũng đã đón nhận hung tin là cha đã ra đi mặc dù tôi không nghĩ cha ra đi nhanh thế. Vậy sau 3 năm theo quy luật của muôn đời tôi lại đón nhận tin Bác ra đi vào lúc nửa đêm cái giờ mà các thầy cúng bảo đó là giờ thiêng.
Tôi cùng mẹ đi xe máy về cái nơi mà tôi sinh ra để tiễn đưa ông về cõi vĩnh hằng, trời thật u ám và lạnh như chưa bao giờ thời tiết khắc nghiệt đến thế,  mẹ ko đi được ô tô vì bà bảo mẹ ko quen và muốn con đèo về mặc dù tôi chả muốn tý nào, sợ mẹ lạnh ốm thì khổ, tôi bắt bà mặc như một cái chăn di động hai mẹ con lẻ bóng lầm lũi đi trên đường vào buổi sáng sớm, lạnh lên chả có ai ra đường mấy lên, đi khá nhanh qua thị trấn Trâu quỳ tôi và mẹ xuống ăn sáng, phở ở đây khá ngon và nóng bà ăn rất ngon, hơn mọi ngày rất nhiều.
Dưới trời rét lạnh phảng phất chút  mưa làm tôi lao đao khi cầm tay lái, con đường trải nhựa mênh mang trên quốc lộ 5 sao dài thế, đường về quê thật ảm đạm, dọc đường hai mẹ con chả nói với nhau câu gì cho đến khi gần đến đầu làng, mẹ chỉ vào cái cổng làng to tướng đó là nơi mẹ lần đầu nhìn thấy con khi con 4 tuổi, người gầy gò ốm yếu , chỉ mỗi đôi mắt là sáng nhìn mẹ sợ sệt, đứng nép bên cha cun cút theo cha mẹ về Hà nội, từ đó bà chỉ về quê tôi đôi  ba lần cùng cha khi có những việc đại sự, lần này mẹ về để tri ân với người đã giúp tôi có những quãng thời gian niên thiếu thật đẹp, người đã cho tôi nhiều nghị lực sống trên đời.
Quê tôi giờ đổi mới đến chóng mặt, nhà gỗ năm gian hai trái nay đã nhường chỗ cho những căn nhà bê tông kiên cố lạnh lùng, đến gai lòng, ngày trước xã tôi nổi tiếng có những vườn cam chua,  vị chua của nó rất chua nhưng không gắt ăn vào mùa hè nóng nực thật tuyệt vời, giờ đây mọi người trong làng đều phá bỏ hết lên chả còn cành cam chua nào, thật tiếc cho một đặc sản đã lui vào dĩ vãng của quê tôi.
Đám ma của ông bác tôi theo nghi lễ của, làng quê chả thay đổi tý nào so với thời các cụ trước kia,vẫn niệm theo nghi lễ truyền thống ko được thiếu một bước nào, di nguyện lớn nhất của ông là khi tiễn đưa ông ra đồng có một đoàn  quân nhạc hùng hậu như tang lễ dành cho những người cấp cao, và để thực hiện di nguyện của ông gia đình đã phải sang tận Hưng Hà thái bình để mời cho được đoàn quân nhạc này, tôi thật tò mò và bao câu hỏi tại sao nhỉ ? sao phải làm thế ? một đoàn quân nhạc, cho Bác mình theo nghi thức nào nhỉ, hay chỉ là sở thích thôi.?
Đoàn quân nhạc gồm có 20 người có hai chiếc kèn to tướng như trong chuyện cổ tích  và một số kèn  nhỏ , một chiếc trống đại, và họ thường cử những bài hát theo đúng nghi thức của quốc gia, Mỗi khi họ tấu lên những bản trầm  hùng , thê lương  vang vọng khắp xóm làng và chẳng biết tôi lên vui hay buồn vì điều này.
Đúng 9h sáng ngày chủ nhật, các cụ trong thôn làm lễ cử hành tang lễ cho bác để đưa cụ ra đồng tôi và mẹ lầm lũi theo xe tang để đưa người bác yêu quí về cõi vĩnh hằng . Đoàn người  đeo tang trắng dài lê thê với những tiếng khóc thê lương ai oán của các anh chị tôi, xé tan cái lạnh như cắt ra cắt thịt của buổi sáng ngày hôm đó, từng bước lê chân rồi cũng đến được nơi cần đến đó là một ngôi mộ được những người trong đội tang lễ của làng xóm làm xong vuông vức và cao giáo, những vòng hoa khô được xếp lên như một lời tri ân với một  người. đã khuất.
Thế là một kiếp người trong nhân gian đã đi xa mãi mãi, rời xa thế  tục hoàn thành mọi việc với đời như một bể khổ trầm luân đã về với cõi hư vô nơi đó mãi là nơi yên nghỉ của cõi vĩnh hằng.Cầu chúc cho linh hồn bác tôi người đã cho tôi những tháng ngày được sống gần gũi với thiên nhiên của Hà giang thân yêu được siêu thoát, để trở về với cõi phật như tâm niệm của người đã khuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét