Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

một thời đã qua!!!

Hồ gươm thơ mộng trong mắt ai
Tôi đứng bên này vĩ tuyến
Thương về năm cửa ô xưa
Quan chưởng đêm tàn dẫn lối...
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu giấy đường hoa phượng vĩ
Nhớ thương biết mấy cho vừa
(Nhớ Hà nội của Nguyễn văn Tỵ)
Theo một số nhà nghiên cứu về văn hóa Hà Nội, thời vua Tự Đức mặt Hồ Gươm còn khá rộng, phía bắc sát hồ Hàng đào nay là phố Hàng Đào, mặt nam vượt qua đường Hàng Khay, phía tây giáp với nhà thờ lớn, phía đông giáp Sông Hồng như vậy Hồ Gươm vào thời này rất rộng chứ không như cái ao tù bây giờ, vào những năm còn thời kỳ bao cấp những năm 1954- đến những năm 80, Hồ Gươm đơn giản là nơi dạo mát, và ăn kem của người dân, và chỉ thực sự đông đúc khi vào các ngày lễ tết. Nhưng theo thời gian nơi đây biến thành một ngôi nhà lớn giữa thủ đô của những người vô ra cư kéo đến sinh hoạt hàng ngày. Và xung quanh Hồ gươm bao câu chyện bi hài đã xảy ra, vào buổi sáng tinh sương vật vã mấy cô gái vừa đi ăn sương ngủ vạ vật trên ghế đá, vừa thấy bóng dáng các cụ đi tập thể dục đã biến mất dạng.
Xưa vào khoảng 4h30 những người ăn mày ngủ trên các toa tàu điện tỉnh giấc  và để 5 h cho các toa tầu chạy và họ lại đi tìm một hành trình kiếp ăn mày của họ, hồi đó có 4 tuyến để tàu điện chạy Hàng khay- phố Huế - chợ Mơ, Hàng đào Chợ bưởi, Hàng Lược đi Hà Đông , Hàng Bông đi cấu giấy, tiếng chuông của xe đạp tiếng leng keng của tầu điện đã đi vào tiềm thức của biết bao thế hệ người Hà Nội, nay chỉ còn trong giấc mộng của tiếng gọi Hà Nội xưa.
Hồ Gươm đã nuôi sống bao thế hệ những người bán hàng rong, họ hành nghề từ bơm vá xe đạp, cờ thế, quà vặt, và món tôi yêu thích nhất đó  kem bông một chút đường quay lên có một cây kem bông to đùng và hình ảnh này sẽ theo tôi suốt cuộc đời này.
Trên mảnh đất của Bưu Điện Bờ Hồ ngày nay xưa kia là chùa Báo Ân , do tổng đốc Nguyễn Đăng Giai hưng công xây dựng trong thế kỉ 19, sau pháp phá  xây nhà Bưu Điện,dấu tích còn lại chỉ là ngỗi tháp Hòa Phong, bên cạnh Hồ Gươm.
(còn nữa)

1 nhận xét: