Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Bạo động của người H'mongở Mường Nhé???

Theo các nguồn tin chính thống và không chính thống. rõ ràng là có cuộc tụ tập đông ngươi ở Huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, tôi không đi phân tích khía cạnh chính trị, cái này dành cho cơ quan an ninh, nhưng ở đây có sự thay đổi về văn hóa. Người Hmong xưa đến nay luôn là những tộc người có thể nói là chưa thuần phục chế độ ta, họ có văn hóa ngôn ngữ riêng, và cũng riêng luôn về bản sắc, trong sâu thẳm họ mơ về một nhà nước tự trị, như kiểu mô hình khu tự trị tây bắc cách đây không lâu với một ông vua mèo Đèo Văn Long, vì sao vậy chúng ta đang sống một mô hình XHCN, luôn lấy dân làm gốc dân chủ và công bằng, thì sao lại có chuyện tụ tập đông người để đến lỗi các lực lượng an ninh phải vào cuộc với các công cụ vũ khí được tranng bị tận  răng, thậm chí an ninh còn huy động cả máy bay trực thăng để áp đảo một nhúm dân Hmong, tôi cũng không đi sâu vào việc đúng sai, về có một lực lượng siêu nhiên xuất hiện làm đồng bào lay động, để tập trung đông người  vậy họ muốn gì đây, đây chính là câu hỏi không dễ tường minh, với một tin đồn chưa được kiểm chứng mà đồng bào đã như vậy ? Điều này cho thấy sự lỏng lẻo của hệ thống chính trị nơi đây, tôi không có con số chính xác số cán bộ ở nơi đây nhưng cũng phải đến ngàn người của chính quyền cấp Huyện, nhưng họ đã làm gì ở đâu khi đồng bào với một tin đồn tụ tập đông như vậy, phải chăng ở đây đã mọc ra một tầng lớp người mang danh cán bộ mà không biết dân nghĩ gì làm gì, khi họ làm công bộc của đồng bào hay cũng là  một dạng thống lý mà trong tác phẩm viết về vùng cao của nhà văn Tô Hoài đã đặc tả qua tác phẩm "Chuyện Tây Bắc". Có một thống kê thú vị là các vị cán bộ ở đây cho dù cấp xã có chức quyền một chút là đời sống khác hẳn với phần con lại của người dân còn lại, thật sự nếu cán bộ giàu thì người dân được hưởng lợi vì nếu họ giàu một cách chân chính, nhưng ở đây có độ vênh về mức sống giữa dân nghèo và cán bộ.
Nhà Dân tộc học Từ Chi khi còn sống đã tâm sự với các môn đệ rằng khi tây nguyên không còn rừng thì thần, giàng và không còn nữa, theo một lẽ tự nhiên người dân nơi đây đã theo thiên chúa giáo làm cứu cánh cho tinh thần của mình, Mường nhé cũng vậy rừng đầu nguồn bị tàn phá không thương tiếc, con người nơi đây thiếu sự quan tâm thỏa đáng của chính quyền các cấp, vì vậy họ dễ bị lôi kéo để chở lại những gì mà cha ông họ đã tin và thờ phụng, vì vậy đạo Vàng chứ có cơ hồ tung hoành nơi đây , mặc dù bị cấm, nhưng họ vẫn theo, Theo một số nghiên cứu thì người Hmong có tính cộng đồng rất cao  vi vậy khi mà nơi đây còn đói còn nghèo thì việc xảy ra bạo động  và người dân "tin theo thuyết về một Miền Đất Hứa", và hẹn để "được đón về Trời".là điều hiện hữu. Đây là một tiếng chuông cảnh tỉnh nữa sau cuộc bạo động  Bắc giang , Cồn Dầu về sự xuống cấp của hệ thống chính trị nơi đây và không còn thuyết phục được những người  mà họ đang cai quản.
Thách thức của thời đại mới đang được đặt ra, cơ hồ không giải quyết rốt ráo những bài học đối với người dân bị tước đi những quyền cơ bản và lợi ích  chính đáng thì đó chính là một thách thức đối với các cấp chính quyền hiện nay, việc chậm đổi mới tư duy của một bộ phận không nhỏ quan các cấp sẽ đưa những đốm lửa nhỏ hình thành lên những ngọn núi lửa trong lòng chỉ trực có cơ hội là bùng lên, lúc đó thì không biết được điều gì sẽ xảy ra.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét